Cây cơm nếp hay còn được gọi bằng cái tên khác là cây lá nếp, cây lá dứa, dứa thơm, nếp thơm. Nó có tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae), là một loài thực vật dạng cây thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực của một số nước như Việt Nam, Thái Lan, và Philippines, được dùng nhiều nhất trong các món ăn vặt, nấu nướng.
Lá của cây cơm nếp được dùng ở dạng tươi hoặc đông lạnh. Lá này có tính an toàn, không gây độc hại khi sử dụng trong việc nấu nướng hay các bài thuốc trị bệnh. Thông thường, trong “ẩm thực dân gian” khi nấu chè, làm kem, gói bánh, luộc sắn… đều bỏ vài lá cơm nếp vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Một số vùng miền, người ta dùng lá cơm nếp này để vắt lấy nước cốt, rồi trộn lẫn với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng khiến cho vỏ bánh bên ngoài thường có màu xanh nhìn rất đẹp, có mùi thơm khá hấp dẫn cho người ăn. Ngoài ra, loại lá này còn được sử dụng để làm siro, tạo màu và mùi hương cho xoa cho, trà sâm dứa…
Lá cơm nếp cũng được sử dụng với một số vị thuốc khác, nấu nước dùng xông ở phụ nữ vừa sinh con, giúp da hồng hào và tăng cường sức khỏe. Có người còn bỏ lá nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm.
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường giúp kiểm soát đường huyết
Lấy một vài lá cơm nếp đem rửa sạch và phơi nắng cho khô. Thái nhỏ lá này thật nhuyễn rồi đun sôi và lấy nước đó uống thay cho nước lọc hàng ngày để hỗ trợ điều trị giúp kiểm soát đường máu.
Giảm đau trong bệnh thấp khớp
Lấy 3 lá cơm nếp rửa sạch, thái nhuyễn, để ráo nước. Sử dụng một chén nhỏ dầu dừa rồi cho đun nhỏ lửa đến khi dầu dừa nóng lên đem xuống trộn đều với lá cơm nếp đã thái nhỏ ở trên. Khi hỗn hợp này nguội thì đắp vào vùng khớp bị sưng đau.
Giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ lợi tiểu
Lấy một vài lá cơm nếp đem rửa sạch, thái nhuyễn, phân thành 2 phần như nhau. Phần thứ nhất cho vào máy xay sinh tố rồi thêm một ít nước vừa đủ để xay nhuyễn và lọc nước cốt. Phần thứ 2 đen đun sôi nhỏ lửa và cho vào một ít đường phèn, khuấy tan. Sau đó để chờ khoảng 10 phút rồi cho phần nước cốt ở trên vào, tiếp tục đun sôi. Khi nước này nguội thì dùng làm nước uống giải nhiệt vào mùa hè oi bức.
Trị gàu cho tóc
Lấy 7 lá cơm nếp rửa sạch, thái nhuyễn, trộn với một ít nứa, lọc lấy phần cốt. Dùng nước cốt này thoa lên trên da đầu ngâm trong khoảng 1 giờ, có thể thoa thêm 1 lần nữa. Sau đó gội sạch với nước, có thể dùng nước này đẻ gội đầu hằng ngày thay cho dầu gội có thể giúp giảm gàu hiệu quả.
Giúp an thần, trấn an
Với những người thường xuyên căng thẳng thì có thể lấy 2 lá cơm nếp sắc với khoảng 1 ly nước khoảng 500ml, rồi uống phần nước sau khi sắc xong. Hoạt chất Tanin có chứa trong lá cơm nếp giúp giảm căng thẳng, lo lắng.
Bài thuốc chữa tiểu đường từ lá nếp
Nấu nước với lá nếp tươi
Dưới đây là hai cách đơn giản có thể nấu nước lá nếp tươi tại nhà:
Cách 1:
Bạn lấy cỡ 10 lá nếp tươi, rửa sạch, để ráo và cắt thành khúc từ 5 – 7 cm.
Cho 2,5 lít nước vào đun sôi cho đến khi nước cạn còn khoảng 2 lít và dịch nước có màu xanh thì tắt bếp.
Uống 2-3 lần mỗi ngày trước khi ăn từ 20 – 30 phút cho đến khi thấy được kết quả.
Cách 2:
Thu hoạch lá nếp , rửa sạch, cắt nhỏ thành từng khúc.
Lấy 5 g lá tươi cho vào bình trà ủ cùng 200 ml nước sôi trong 20 phút.
Có thể thêm một ít đá để thưởng thức, uống hàng ngày cho đến khi thấy được hiệu quả mà lá nếp mang lại.
Lưu ý:
– Bạn nên ghi lại để theo dõi số lượng nước lá dứa uống mỗi lẫn và chú ý thường xuyên đo lượng đường trong giai đoạn mới uống
– Không để lượng đường huyết uống quá thấp nhất là lúc bạn đang ngủ, đang tắm hay đang lái xe sẽ rất nguy hiểm