Những người có kết quả học tập không tốt sẽ gặp nhiều bất lợi về mặt bằng cấp hay đôi chút về kiến thức so với những người học giỏi, thế nhưng khi xét về khía cạnh thành công thì đó không phải là tất cả.
Kinh doanh là một công việc đem lại lợi nhuận rất cao, hoặc đem lại lợi nhuận rất thấp. Kinh doanh nói khó không khó, mà nói dễ cũng không phải dễ, bạn có thể trở thành một nhà kinh doanh mẫn cán với thu nhập cao hoặc bạn có thể trở thành một người làm thuê nhẹ nhàng với thu nhập thấp.
Có lần ngồi họp lớp với các bạn học cũ, mọi người cùng trò chuyện về tình hình của mình hiện nay, nhiều người đều cảm thán rằng: “Nhớ ngày trước, mấy đứa học kém trong lớp toàn chép bài mình, giờ đứa nào cũng làm ông chủ này bà chủ nọ hết rồi. Còn mình, học sinh ngoan, trò giỏi, thành tích cao ngất ngưởng lại đi làm thuê, lĩnh lương tháng, mua không nổi một căn hộ, nuôi không nổi một cái xe ô tô, cuộc sống rất bình bình…” Vậy tại sao các bạn học ngày trước của bạn là học sinh kém, giờ đa số họ đều trở thành các ông bà chủ?
1. Học sinh kém, học sinh cá biệt thường mặt dày
Làm kinh doanh, mở doanh nghiệp đều cần bạn phải mặt dày. Đôi khi chỉ vì lợi nhuận, bất kể nhiều hay ít bạn cũng phải trơ mặt bám lấy khách hàng. Học sinh kém, học sinh cá biệt từ bé họ bị phê bình quen rồi nên họ trơ mặt. Còn những học sinh thành tích tốt, ngoan ngoãn nghe lời, từ bé họ được nghe toàn lời khen ngợi nên thi thoảng nghe một lời chỉ trích hay phê bình, họ dễ cảm thấy xấu hổ muốn tìm lỗ nẻ nào đó để chui xuống, thế nên bám lấy khách hàng làm họ cảm thấy mất mặt như đi cầu xin bố thí vậy.
2. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ không sợ khổ
Muốn có một sự nghiệp cho riêng mình không thể không phải chịu khổ. Học sinh kém hay cá biệt họ không tránh khỏi bị phạt, bị đòn roi, dần dần rèn cho họ tính nhẫn nại, có thể chịu được nỗi khổ thể xác mà người khác không chịu được. Còn những học sinh ngoan, học giỏi và nghe lời từ nhỏ họ được gia đình và thầy cô bao bọc, đa số họ nắng không tới mặt, mưa không tới đầu nên họ chỉ thích ở chỗ nào an toàn.
3. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ không sợ vấp ngã
Làm kinh doanh không thể nào dễ dàng thuận buồm xuôi gió được, nên nếu chỉ vì một lần thất bại mà từ bỏ thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Những học sinh kém hay cá biệt, họ từ nhỏ luôn đối mặt với các kỳ thi bị điểm kém nên trở ngại nào với họ cũng như nhau, nó giống như cỏ dại vậy, cắt rồi mọc, mọc lại cắt, họ không hề cảm thấy đau khổ. Ngược lại, các học sinh ngoan, trò giỏi, từ nhỏ sống trong sự bảo vệ của thành công nên khi đối mặt với thất bại họ thường cảm thấy vô cùng đau đớn.
4. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ dám mạo hiểm
Mức độ rủi ro càng lớn, lợi nhuận thu được sẽ càng cao. Những học sinh kém, hay cá biệt họ từ nhỏ ưa mạo hiểm, tuy nhiên mỗi lần đều bị phát hiện và chịu sự trừng phạt nặng nề nhưng họ vẫn không từ bỏ niềm vui đó của mình. Còn những học sinh ngoan, thành tích tốt, từ nhỏ đến lớn quỹ đạo cuộc sống của họ đều do giáo viên và phụ huynh thiết lập nên họ thiếu đi khả năng độc lập và tinh thần mạo hiểm.
5. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ đề cao nghĩa khí
Trong kinh doanh, khi làm lãnh đạo bạn cần đề cao tinh thần đoàn kết, đoàn kết là sợi dây kết nối nhân viên với nhau. Thử nghĩ xem, nếu nhân viên của bạn phạm sai lầm mà bạn đứng vào lập trường của họ để đánh giá và suy xét, bạn sẽ dễ dàng đưa ra được quyết định đúng đắn làm giảm áp lực lên nhân viên, khiến họ biết ơn và hết lòng cống hiến cho bạn.
Những học sinh thành tích tốt, ngoan ngoãn họ lại rất sợ chuyện thị phi, thậm chí họ còn tìm khuyết điểm của người khác để thể hiện mình. Những người như vậy có làm lãnh đạo thì ngày nào họ cũng coi nhân viên như kẻ địch, thử hỏi như vậy ai còn muốn làm việc cho họ, một khi công ty gặp khó khăn, nhân viên sẽ tự động bỏ đi hết.
Mê mác Việt kiều mà tôi mất cả tìпh lẫn tiền
Tôi thật sự xấu hổ, nhục nhã vô cùng chỉ vì mê mác Việt kiều và lời nói ngọt ngào mà tôi phải mất cả tình lẫn tiền vào một tay vô lại, sở khanh.
Qua mạng xã hội tôi có quen được bạn trai, anh ta giới thiệu là Việt kiều Mỹ, chưa có vợ, muốn tìm người phụ nữ phù hợp, biết vun vén gia đình và có thể quản lý cửa hàng nail đang ăn nên làm ra tại Mỹ.
Anh ta còn nói, tôi là cô gái mà ngay cái nhìn đầu tiên, anh ta đã mê tôi như điếu đổ, nên đã ra sức theo đuổi tôi. Lúc đầu, tôi chảnh lắm, không thèm ngó ngàng gì đến anh ta, vì thời điểm đó tôi đã có bạn trai.
Nhưng anh Việt kiều này được cái mã đẹp trai và “chai mặt”, đeo bám tôi quyết liệt, nên phần nào tôi đã xuôi theo những lời ngọt ngào của anh ta. Vài tháng sau đó, tôi đã bị anh “cưa” đổ và bắt đầu hẹn hò. Khi quen nhau, anh cũng quan tâm tôi rất nhiều, hỏi thăm tôi về gia đình, công việc. Để chứng tỏ khả năng của mình, tôi cũng nói hiện tôi làm chủ của nhiều cửa hàng thời trang nổi tiếng ở thành phố.
Lúc quen tôi, anh luôn thể hiện là người đàn ông hào phóng, ngày sinh nhật, hoặc bất cứ gì tôi thích anh đều mua tặng tôi. Anh rất khác với những người đàn ông trước đây tôi quen, có thể bạn trai cũ sống theo phong cách cổ điển nên không thoáng bằng anh. Những món quà bạn trai cũ mua tặng tôi chỉ thuộc tầm trung, vì anh ta nói quan trọng ở tấm lòng vì tôi đâu thiếu bất cứ gì, quà chỉ là vật kỷ niệm, tình yêu anh dành cho tôi như thế nào cái đó mới là vấn đề quan trọng…
Nếu đem lên bàn cân để so sánh giữa họ thì bạn trai cũ trước đây không sống bằng hình thức bên ngoài. Anh luôn chăm sóc tôi từ miếng ăn đến giấc ngủ, bất cứ khi nào tôi gặp khó khăn, hay có yêu cầu gì anh đều không ngại khó khăn hết mình vì tôi. Nhưng cái cảm giác bên cạnh anh quá an toàn, tôi đâm ra nhàm chán. Tôi là cô gái trẻ khá năng động, cá tính nên tôi luôn thích cái mới mẻ và đặc biệt tôi thích được sống ở một đất nước mà nhiều người muốn đặt chân đến.
Chia tay bạn trai cũ làm tôi cũng thấy xót xa, thương cảm nhưng dường như tôi đã bị vật chất và những lời hứa đường mật của anh bạn trai Việt kiều làm tôi như mờ mắt. Khi quen bạn trai Việt kiều, tôi đã bị sự ngăn cản quyết liệt của gia đình, bạn bè, nhưng ý tôi đã quyết thì không ai có thể thay đổi được.
Sau khi quen nhau được 5 tháng, anh trở về Việt Nam thăm tôi, ngày ra sân bay đón anh, tôi đã rất lo lắng, vì không biết anh ngoài đời thực thế nào… Nhưng anh đã làm tôi khá bất ngờ khi anh khá điển trai so với những tấm ảnh anh gửi tôi.
Ảnh minh họa
Không thể nói được tôi hạnh phúc như thế nào, một tháng ở lại Việt Nam anh hầu hết dành thời gian cho tôi. Anh dẫn tôi đi thăm thú nhiều nơi, anh luôn nói những lời ngọt ngào, hứa hẹn một ngày không xa anh ấy sẽ cưới và sẽ đón tôi qua Mỹ sống.
Cứ tin những gì anh nói là thật, tôi đã sống hết mình vì tình yêu và dâng hiến tất cả những gì tôi có.
Trước khi đi, anh đã không ngại khi dúi vào tay tôi 3.000 USD, anh còn nói đây là số tiền anh tặng tôi, tôi muốn mua gì thì tùy thích miễn sao tôi thấy vui là anh đã hạnh phúc rồi. Tôi thật sự xúc động trước tình cảm mà anh ấy dành cho tôi, nhưng đối với tôi, tiền bạc tôi không thiếu, tôi thẳng thừng từ chối. Nhưng nửa tháng sau, bên công ty dịch vụ chuyển tiền liên lạc và đưa tôi số tiền 3.000 USD và người gửi là anh. Tôi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, cảm giác hạnh phúc vô cùng, vì cuối cùng tôi cũng có được tình yêu đích thực của cuộc đời mình.
Sau một năm hẹn hò, anh đề nghị cưới, không hạnh phúc gì bằng được sống bên cạnh người mình yêu thương. Mặt khác, mơ ước được đi nước ngoài sinh sống là niềm mơ ước cháy bỏng bấy lâu nay của tôi, nên tôi đã không suy nghĩ gì mà nhận lời kết hôn ngay.
Sau đó anh về nước và đến gặp ba mẹ tôi để thưa chuyện cưới xin. Anh còn nói gia đình anh hiện nay đã định cư hẳn bên Mỹ, anh đại diện về thưa chuyện với ba mẹ tôi trước, khi nào tổ chức cưới, ba mẹ anh sẽ thu xếp về sau, vì sức khỏe ba mẹ anh không tốt, đi lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau lần nói chuyện với anh, ba mẹ tôi đã phần nào tin tưởng vào anh, và định ngày tổ chức cưới sau 2 tháng. Nhưng trước ngày cưới 1 tháng, anh đã gọi điện về với giọng rất buồn, linh tính có điều chẳng lành tôi hỏi anh, thì anh nói do tin tưởng bạn bè, và muốn tôi bất ngờ, số tiền anh có được anh gởi cho người bạn để tìm mua căn hộ chung cư cao cấp tặng cho ba mẹ tôi, nhưng đến nay người bạn đã trốn biệt tăm. Anh như đang ngồi trên đống lửa, vì anh rất cần số tiền lớn để lo cho 2 chi nhánh đang mở sắp tới… Anh còn nói, anh cố đầu tư hết mọi thứ, để khi tôi qua mọi việc đâu vào đấy, tôi chỉ việc ngồi chơi đếm tiền là anh thấy vui. Thiệt tình khi thấy anh lâm vào hoàn cảnh khó khăn này tôi không thể khoanh tay đứng nhìn, huống hồ gì tôi lại là vợ sắp cưới của anh. Nên có bao nhiêu vốn liếng tôi đều gửi anh, tôi còn sang nhượng lại 2 cửa hàng với giá rẻ hơn, nhằm có một số tiền kha khá gửi thêm cho anh.
Sau khi nhận tiền xong, anh gọi điện cho tôi vài lần, nhưng sau đó thì ngưng hẳn. Tôi tìm mọi cách để liên lạc với anh nhưng mọi thứ đều vô vọng, tôi bắt đầu đứng ngồi không yên, nên nhờ bạn bè bên Mỹ đến địa chỉ mà anh ở trước đây, thì được chủ nhà cho biết anh đã dọn nhà đi nơi khác cách đây hơn nửa tháng.
Bây giờ tôi thật sự suy sụp hoàn toàn, việc tôi sắp lấy chồng là Việt kiều ai cũng biết. Tôi thật sự xấu hổ vô cùng chỉ vì mê mác Việt kiều và lời nói ngọt ngào mà tôi phải mất cả tình lẫn tiền vào một tay vô lại, sở khanh.