Loài rau dại xưa cho lợn ăn, mọc tua tủa sau mưa lại là đặc sản đã ngon lại cực tốt cho sức khỏe.

Nếu ở miền Bắc, miền Trung, người dân thường lấy rau trai (hay còn gọi là cỏ thài lài) cho lợn ăn thì trong miền Nam, loài rau này thường được dùng để nấu canh tôm, canh cua. Rau trai vốn là loại cỏ mọc hoang ở bờ ruộng, ngắt ra có nước hơi nhớt.

Loại rau dại không trồng mà mọc lên tua tủa sau mưa
Ai ngờ rằng, cỏ thài lài (hay còn gọi là rau trai) là loài rau dại mọc ven đầy bờ ruộng, lên tua tủa sau mưa không chỉ là món ăn ngon lại còn cực tốt cho sức khỏe. Chúng phát triển rất nhanh trên đất trồng cạn (nhất là ở những chỗ đất ẩm ướt hoặc vào mùa mưa).

Mới đây, trên một diễn đàn về ẩm thực, thành viên M.P đã đăng tải một hình ảnh kèm lời chia sẻ: “25 năm cuộc đời mà bây giờ em mới biết cây rau dại này có thể xào ăn được”.

 - Ảnh 2.

Rau trai hay còn gọi là thài lài
Ngay lập tức, dòng chia sẻ của M.P đã gây thích thú cho các thành viên diễn đàn. Nhiều người đã nhận ra hình ảnh trên chính là loài cỏ thài lài hay còn được gọi là cỏ trai. Đa phần các thành viên của diễn đàn đều ngạc nhiên là loại rau dại này lại ăn được. Nhiều người thừa nhận dù loài rau dại này rất quen, mọc đầy ruộng, vườn và thường được nhổ bỏ mỗi khi làm vườn vì sợ hút hết chất dinh dưỡng của các loài cây rau dại trồng khác nhưng để ăn được thì đây là lần đầu tiên biết.
Loài rau dại xưa cho lợn ăn, mọc tua tủa sau mưa lại là đặc sản đã ngon lại cực tốt cho sức khỏe - Ảnh 2.
Nhưng một số ít thành viên đã nhận ra đây chính là loài rau gắn liền với tuổi thơ của họ. “Rau trai đây mà, rau này ngày nhỏ thường nấu cùng các loài rau dại khác như rau sam, ngọn mảnh bát, rau dền…. cùng với tôm hoặc tép đồng thành bát canh tập tàng. Vị ngọt, mát mãi không thể quên được”, thành viên N.T bồi hồi.

“Món canh mà thuở bé tôi thường ăn đây. Giờ xa quê lâu lâu thèm cái mùi vị này mà có đâu mà ăn cũng có ai bán đâu mà mua.”, thành viên D.L nhớ lại.

 - Ảnh 3.

Ít ai ngờ rằng, loài rau dại này có thể chế biến thành món canh ngọt mát
Nhiều người còn cho biết thi thoảng vẫn thấy loại rau dại này được bán ở chợ và được các chị em trung tuổi hoặc người già tìm mua rất nhanh. “Rau này nấu lên, xào hay nhúng lẩu đều ngon”, thành viên T.H chia sẻ.

Loài cây rau dại mà tài khoản M.P nhắc đến chính là cỏ thài lài còn có tên là rau trai ăn, rau trai thường, cỏ lài trắng, thuộc họ thài lài, mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn. Thân rau phân nhánh thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống.

Người dân ngày trước hay ở các vùng quê thường nấu rau trai trong các bữa ăn hàng ngày. Thân và lá non của loại rau dại này có thể chế biến thành các món ngon như luộc, xào hay nấu canh.
Loại rau dại đã ngon lại cực tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, theo Đông y, rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Rau tươi hay khô đều trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu…

 - Ảnh 4.

Rau trai nấu cùng tôm, tép ăn vô cùng ngọt, mát
Rau trai nấu khá đơn giản giống như các loài rau khác. Rau trai hái ngọn non về rửa sạch, cắt rối. Tép đồng rửa sạch, giã dập.

Cho chút mỡ lợn vào nồi, phi chút hành khô, cho tép đồng đã giã dập vào đảo săn, nêm nếm chút gia vị cho ngấm vào tép. Đổ lượng nước vừa đủ vào nồi tép đồng, đun sôi, nêm thêm mắm, hạt nêm, mì chính.. Cho rau trai vào nấu chín.

Loài rau dại xưa cho lợn ăn, mọc tua tủa sau mưa lại là đặc sản đã ngon lại cực tốt cho sức khỏe - Ảnh 5.

Rau trai nấu cua được xem là một trong những đặc sản được nhiều người ưa chuộng.

Vậy là đã có bát canh rau trai ngọt mát ăn cùng cơm trắng, kèm tôm rang cùng cà pháo muối giòn tan là đã đủ xua đi cả mùa hè nóng bức.
Chị em có thể nấu rau trai cùng cua hay cho thêm các loài rau dại khác như sam, dền… thành bát canh tập tàng cùng đều ngon không kém.

Trồng cây này như “chôn vàng” trong sân, tài lộc rầm rộ kéo đến, vừa chiêu báu, chiêu tài lại thơm nức nhà

Đây là cây phong thủy được ưa thích bởi nó vừa thơm, vừa gọi may mắn, tài lộc vào nhà. Dân gian truyền nhau rằng trồng loại hoa này như “chôn vàng” trong sân.

Mộc hương là cây phong thủy được ưa thích bởi nó vừa thơm, vừa gọi may mắn, tài lộc vào nhà đến nỗi trong dân gian truyền nhau rằng trồng loại hoa này như chôn vàng trong sân. Đặc biệt, hiện đang thời điểm lý tưởng để trồng loại cây này, chỉ cần cắm cành vào đất, ít ngày sau bén rễ.

Đôi nét về cây mộc hương

cay-moc-huong-2

Cây mộc hương, hay còn gọi là cây quế hoa, có tên khoa học là Osmanthus Fragrans. Cây thuộc vùng châu Á, xuất hiện nhiều ở dãy núi Himalaya và một vài quốc gia như Trung Quốc. Hiện nay, cây được trồng nhiều tại Việt Nam.

Đặc trưng của cây mộc hương là cây trồng có thân gỗ nhỏ, chiều cao từ 3 – 12m, các cành của cây mọc nhiều và tỏa rộng ra xung quanh. Lá cây dày, có hình bầu dục và răng cưa, màu xanh thẫm và có đường gân lớn.

Cây mộc hương có hoa rất thơm và nở quanh năm, đặc biệt vào mùa thu là thời điểm nở hoa rực rỡ, tỏa ra mùi thơm quyến rũ lòng người. Hoa mọc thành từng chùm và có nhiều màu sắc như trắng, vàng nhẹ. Cây mộc hương ra rất ít quả, thường nở vào mùa xuân và có kích thước nhỏ, màu xanh lục và có hạt. Hoa mộc hương có mùi thơm dễ chịu, lan tỏa xa, có tác dụng giúp thư giãn thần kinh và thúc đẩy một giấc ngủ ngon, mang lại năng lượng tích cực cho gia chủ.

Cây mộc hương nổi tiếng trong các loại cây có khả năng điều hòa và thanh lọc không khí, mang đến cho ngôi nhà một bầu không khí trong lành và tươi mới, xua tan những năng lượng xấu và u ám trong không gian sống.

Với hình dáng chắc khỏe và vững chãi, cành lá sum sê và xanh tươi quanh năm, cây mộc hương còn đại diện cho sự thịnh vượng và may mắn. Theo các chuyên gia phong thủy, cây mộc hương đặc biệt phù hợp với cả 5 mệnh: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ, nhưng phù hợp nhất với mệnh Kim. Khi trồng cây mộc hương, nó sẽ mang đến cho gia chủ sự bình an, may mắn và tài lộc.

Cách trồng cây mộc hương

cay-moc-huong-7

Cây mộc hương là loại cây dễ trồng và không kén đất. Cây có thể được trồng bằng nhiều phương pháp, có thể gieo hạt hoặc chiết cành nhưng chiết cành là phương pháp được nhiều người sử dụng vì có thể rút ngắn được thời gian trồng. Nếu bạn chọn phương pháp gieo hạt, nên mua những hạt giống chất lượng để cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh.

Đầu tiên phải chọn những cành con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cây mộc hương không kén đất trồng nhưng nên chọn đất có phần thịt dày, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, nên ủ đất với phân chuồng, xơ dừa hay vỏ trấu để đất có thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Tiếp theo, tại khu vực đất có bóng mát đào 1 hố đất sâu từ 15 – 20 cm và đặt cành đã được chiết, đặt ổn định và vun đất chặt để cây không bị ngã. Tươi nước cho cây thường xuyên để cây được phát triển. Sau 1 tháng, bạn có thể đổi chậu hoặc trồng bất kỳ nơi nào bạn muốn khi cây con bắt đầu xuất hiện rễ.

Cách chăm sóc cây mộc hương ra hoa đẹp

cay-moc-huong-1

Để cây phát triển tốt và ra hoa đẹp, thơm ngát, người trồng cây phải đảm bảo cả ba yếu tố đó là nước, ánh sáng và dinh dưỡng.

+ Tưới nước: Cây mộc hương là loại cây ưa nước nên phải thường xuyên tưới nước cho cây, 1 ngày nên tưới cây 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối để cây có thể phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, không nên tưới lượng nước quá nhiều trong 1 lần tưới vì có thể làm cây bị úng nước.

+ Ánh sáng: Nên trồng cây tại nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gắt, ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có thể làm khô và dễ mất nước của cây. Nhiệt độ phát triển tốt nhất của cây từ 18 đến 25 độ C.

+ Phân bón: Để cây phát triển tốt và ra hoa thường xuyên, định kỳ bón phân hàng năm tùy theo tình trạng của cây. Nên bón các loại phân có chứa NPK để cây được hấp thụ các chất dinh dưỡng.

+ Phun thuốc trừ sâu: Cây mộc hương rất dễ bị các loài côn trùng xâm nhập và làm hư hại đến cây nên cần phải để ý sâu bệnh của cây để tiến hành phun thuốc diệt trừ sâu. Tuy nhiên, không nên phun quá nhiều thuốc trừ sâu vì sẽ ảnh hưởng đến mùi hương của hoa. Bên cạnh đó, để ý và cắt tỉa các cành bị héo hoặc khô thường xuyên để cây có thể sinh trưởng xum xuê.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *