‘Không dưới 1 lần lão bóng gió nghi ngờ em bớt tiền sinh hoạt của gia đình tuồn cho nhà ngoại như thế. Bực nhưng em bơ đi không thèm nói lại…’, người vợ tâm sự.Phụ nữ chọn chồng kỹ tới đâu thì sau cùng họ chỉ mong lấy được người biết trân quý, yêu thương mình thật sự, còn mọi thứ khác đều không quan trọng. Nếu không may chọn phải người đàn ông ích kỷ, hẹp hòi thì với người phụ nữ ấy, hôn nhân không khác gì nấm mồ chôn đi tình yêu, sự hi sinh của họ.
Có điều không phải lúc nào họ cũng cam chịu, khi mọi thứ vượt quá giới hạn, họ sẽ ‘vùng lên’ hơn với cách rất riêng của mình giống cô vợ trong câu chuyện dưới đây.
‘Trước giờ em luôn sợ sống cảnh ngửa tay xin tiền chồng nên ngay sau cưới, em đã chắc mẩm dù thế nào cũng phải đi làm, tự chủ kinh tế. Được cái em là đứa sống thực tế, cái gọi là một túp lều tranh, hai trái tim vàng là em không tin. Em thấy, trong hôn nhân, kinh tế tài chính quyết định tới 70% hạnh phúc vợ chồng. Sau mới tính tới tình cảm, rồi tính cách, hành xử của đôi bên.
Thế nhưng nói trước, bước chẳng qua các chị ạ. Cưới được hơn năm em mang bầu, do nội tiết kém, chửa dọa sảy mấy lần. Giữ mãi tới tuần 34 thì đẻ non, con phải nằm lồng kính cả tháng mới được về nên sức khỏe của thằng bé kém hơn hẳn so với những đứa đẻ cùng.
Hết cữ, em định nhờ bà ngoại lên chăm con cho em đi làm trở lại nhưng chồng em một mực không cho. Lão bảo: ‘Sức khỏe của con mới là quan trọng. Tạm thời em xin nghỉ việc không lương tới khi con cai sữa hãy đi làm. Kinh tế trong thời gian này anh lo’.
Ảnh minh họa
Ban đầu em cũng do dự vì sợ cái cảnh ngồi nhà tiêu tiền chồng, sớm muộn rồi cũng chí chóe. Song sau thương con, cộng thêm lúc thằng bé được 7 tháng em lại nhỡ, dính bầu lần 2 nên thôi em chấp nhận ở nhà.
Khoảng 4, 5 tháng đầu mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, nhận lương là lão đưa cho em 15 triệu, lão giữ lại 5 triệu ăn trưa, đi lại xe cộ. Em chi tiêu thế nào lão cũng không hỏi. Thiếu em bảo đưa thêm lão cũng vui vẻ.
Song dạo gần đây tự nhiên lão cứ cằn nhằn việc em chi tiêu, kiểu như: ‘Em tiêu cái kiểu gì mà cứ mỗi ngày một đội tiền lên thế. Trước 15 triệu có tháng còn dư, giờ 16, 17 triệu cũng vẫn thiếu là sao?’.
Đã vậy đợt này 2 đứa em ruột em nó mới chuyển tới thuê trọ gần nhà em nên thi thoảng chúng nó hay sang ăn uống tụ tập. Cả hai đứa đều còn đang là sinh viên, đứa năm thứ 2, đứa năm cuối.
Dạo đầu lão cũng vui vẻ nhưng đợt này lão thái độ hẳn. Tuy rằng trước mặt bọn nó lão không nói gì nhưng khi 2 đứa về rồi, lão liền cằn nhằn: ‘Suốt ngày kéo nhau sang ăn uống thế, bảo sao từng nào tiền cũng hết. Chỉ khổ thằng này lai lưng kiếm tiền’.
Không dưới 1 lần lão bóng gió nghi ngờ em bớt tiền sinh hoạt của gia đình tuồn cho nhà ngoại như thế. Bực nhưng em bơ đi không thèm nói lại.