Nha đam có tác dụng gì và lưu ý gì khi sử dụng
Nha đam thường được biết đến là một nguyên liệu với nhiều công dụng trong việc làm đẹp. Không chỉ vậy, loài cây này còn giàu giá trị dinh dưỡng và sở hữu nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Cùng MEDLATEC tìm hiểu nha đam có tác dụng gì và lưu ý những gì khi sử dụng nó với thông tin trong bài viết dưới đây:
1. Nha đam có tác dụng gì?
Nha đam (hay còn gọi là lô hội) có thành phần chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các chất chống oxy hóa, các loại vitamin (A, C, E), magie, canxi, kẽm, axit folic,…
Vậy nha đam có tác dụng gì? Dưới đây là một số câu trả lời cho thắc mắc đó. Cụ thể như sau:
1.1. Làm đẹp da
Nha đam có tác dụng trong làm đẹp da để bạn có thể sở hữu một làn da đẹp, mịn màng.
Theo đó, nó cung cấp nước, bổ sung độ ẩm, dưỡng ẩm cho da. Đồng thời, với tính kháng khuẩn, chống viêm, có thể giúp làm lành và trị thâm cho các vết thương xuất hiện do mụn. Cùng với đó, có tác dụng trong việc ngăn ngừa và hạn chế một cách hiệu quả tình trạng mụn.
Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp collagen, các elastin, tăng cường tái tạo tế bào mới, chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn.
Nha đam có tác dụng trong việc làm đẹp da
1.2. Tốt cho hệ tiêu hóa
Đây cũng là một câu trả lời khác cho câu hỏi nha đam có tác dụng gì. Cụ thể, nha đam giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Cùng với đó, cũng giúp người bệnh đang mắc phải hội chứng rối loạn ruột kích thích hay bệnh viêm ruột kết và những chứng rối loạn khác có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Ngoài ra, lô hội cũng giàu một loại chất có tác dụng nhuận tràng gọi là anthraquinone. Vì thế, nó cũng được sử dụng với mục đích làm giảm tình trạng táo bón, hỗ trợ cho lợi khuẩn đường ruột hoạt động hiệu quả, kích thích nhu động ruột.
1.3. Tác dụng tốt đối với tóc
Lô hội chứa nhiều các axit amin cùng enzyme proteolytic, các loại vitamin tốt đối với tóc. Sử dụng nó giúp sức khỏe của da đầu được cải thiện một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng giúp tóc chắc khỏe, không bị khô, khắc phục tình trạng rụng tóc, thúc đẩy tóc nhanh mọc lại. Đồng thời, cũng trị gàu, ngăn ngừa các bệnh da đầu.
Thông qua đó, giúp bạn sở hữu một mái tóc mềm mại và khỏe mạnh.
1.4. Giảm đau, trị loét dạ dày
Với khả năng kiểm soát sự tiết axit trong dạ dày, lô hội có thể giúp giảm đau khi gặp tình trạng ợ nóng. Đi kèm với đó, nó còn có thể giúp trị loét dạ dày, chống lại các vết loét và giữ cho chúng không trở nên lớn hơn.
1.5. Giúp điều hòa kinh nguyệt
Chu kỳ “nguyệt san” có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái yếu. Vì thế, bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều có thể khiến chị em lo lắng.
Để khắc phục tình trạng này, các chị em có thể sử dụng nha đam như uống nước ép. Bởi đây là loại thực phẩm sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt nhờ tác dụng trong việc điều hòa hormone của cơ thể.
1.6. Hỗ trợ giảm cân
Lô hội có ít calo, nên những người đang ăn kiêng và thực hiện giảm cân có thể lựa chọn bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn của mình.
Không những vậy, nó còn có thể giúp hỗ trợ cơ thể tăng cường trao đổi chất, tăng lượng calo được đốt cháy trong ngày. Từ đó, thúc đẩy quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả.
1.7. Các tác dụng khác
Ngoài ra, nha đam còn có các tác dụng khác như:
– Chống sâu răng, hôi miệng, ngăn ngừa bệnh nướu răng;
– Trị tình trạng khô môi, nứt nẻ để làn môi trở nên căng mọng, ẩm mịn và giúp tẩy tế bào chết hiệu quả cho da mặt và đôi môi;
– Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu;
– Thanh nhiệt, đào thải độc tố;
– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống mệt mỏi;…
2. Nên lưu ý những gì khi sử dụng nha đam?
Bên cạnh việc biết được nha đam có tác dụng gì, sau đây là những lưu ý cho bạn để việc sử dụng nó có thể đem lại hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ ngoài mong muốn. Đó là:
– Tình trạng dị ứng da như viêm, phát ban, nổi mày đay có thể xảy ra khi dùng gel nha đam; ngoài ra, da còn có nguy cơ bị khô, cứng, nứt nẻ. Khi gặp phải các biểu hiện đó, bạn nên dừng việc sử dụng ngay và nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân rõ ràng và tìm ra hướng khắc phục.
– Không dùng gel lô hội trên vùng da bị nhiễm trùng.
– Mủ của cây lô hội có thể làm một số căn bệnh như đau dạ dày, bệnh trĩ, viêm đại tràng,… trở nên nghiêm trọng hơn.
– Nước ép nha đam có thể làm xuất hiện các phản ứng dị ứng như đau cổ họng, ngứa, cảm giác khó thở, đau ngực,…
– Không dùng lượng lớn nước ép lô hội để tránh dẫn đến tình trạng tiêu chảy vì trong nó có chứa nhiều anthraquinone với tác dụng nhuận tràng. Khi tiêu chảy trở nên nặng hơn, có thể khiến bạn bị chuột rút, mất nước, đau quặn. Ngoài ra, việc sử dụng nước ép nha đam quá nhiều cũng có thể làm thận bị tổn thương do sự tích tụ lượng máu trong xương chậu.
Không dùng một lượng lớn nước ép nha đam để tránh bị tiêu chảy
– Tránh dùng chung nước ép nha đam với tỏi, bởi sẽ làm hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, làm giảm nồng độ kali trong cơ thể.
– Cần lưu ý đến một số loại thảo mộc như thầu dầu, rễ đại hoàng, rễ vỏ cây,… có phản ứng với nước lô hội dẫn đến tình trạng tiêu chảy, mất nước.
– Khi dùng để làm đẹp, cần cẩn trọng với việc sử dụng nha đam ở da mặt, da mắt,… nên thử trước ở một vùng da nhỏ để thử độ thích ứng của làn da; trường hợp không xuất hiện biểu hiện lạ thì mới tiếp tục sử dụng.
Việc đắp mặt với nha đam chỉ nên thực hiện không quá 3 lần trong tuần. Đồng thời, sau khi làm đẹp với nha đam thì cần che chắn làn da kỹ càng khi ra ngoài trời, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
– Nên ngưng việc sử dụng nha đam tối thiểu 2 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật.
– Các đối tượng không được sử dụng nha đam bao gồm: người dễ bị dị ứng; người có huyết áp thấp hoặc đang sử dụng các loại thuốc làm giảm đường huyết; bà bầu và phụ nữ đang cho con bú; người mắc bệnh lý về thận, bệnh trĩ hay bệnh về tim mạch.
Bà bầu là một trong các đối tượng không được sử dụng nha đam
– Nếu đang dùng thuốc để điều trị bệnh thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nước nha đam. Điều này để tránh trường hợp nha đam có phản ứng với loại thuốc bạn đang sử dụng, gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc nha đam có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng nha đam.