Cây bồ công anh có tác dụng gì 14 tác dụng, cách sử dụng.

Bồ công anh được xem là một loài cây dại, gắn liền với tuổi thơ nhưng ít ai biết đến những tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết bồ công anh có tác dụng gì nhé!

1Đặc điểm cây bồ công anh

Đặc điểm hình thái

Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Bồ công anh còn được biết đến bởi các tên khác như cây diếp hoang, rau bồ cóc, cây mũi mác hay rau lưỡi cày.

Bồ công anh rất dễ mọc, có thể trồng được bằng hạt, trồng vào khoảng tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10, sau khi trồng 4 tháng thì có thể thu hoạch cây. Cây thường có tuổi thọ từ 1 – 2 năm.

Cây phổ biến và thường xuất hiện ở các quốc gia của châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ,… Vì là loại cây ưa ẩm và ưa sáng nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các nơi có đất ẩm, ven đường đi,…

Cây bồ công anh: Tác dụng, lợi ích sức khỏe, lưu ý khi dùng | TIKI

Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica

Cách nhận biết bồ công anh

Bồ công anh là loài cây thân thảo, cao tầm 60 – 200 cm, mọc thẳng, nhẵn, có đốm tía và ít phân cành. Lá cây mọc so le, không cuống, xẻ thùy không đều, có răng cưa.

Thân và lá của cây có chất nhựa màu trắng tiết ra và có vị đắng. Cánh hoa hình ống, mảnh và dài, bao phấn có đỉnh tròn và có gai ở vòng nhụy. Hoa của bồ công anh nhìn giống hoa cúc, thường có ba màu là vàng, tím, trắng, mọc thành cụm ở đầu ngọn cây hoặc xen kẽ ở giữa các phiến lá.

Bồ công anh được chia làm ba loại chính:

  • Bồ công anh chỉ thiên: Thường mọc hoang và phổ biến ở miền Nam nước ta.
  • Bồ công anh cao: Có thân như cây bắp, cao trung bình từ 100 – 150 cm, lá gần giống rau cải nhưng không có răng cưa. Cây thường mọc ở vùng đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc của nước ta.
  • Bồ công anh lùn: Hay còn gọi là bồ công anh Trung Quốc, chỉ cao tầm 10 – 20cm, lá mọc trực tiếp từ rễ và nằm sát dưới mặt đất, thường được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Bồ công anh được chia làm ba loại: bồ công anh chỉ thiên, bồ công anh cao, bồ công anh lùn

Bồ công anh được chia làm ba loại: bồ công anh chỉ thiên, bồ công anh cao, bồ công anh lùn

Thành phần có tác dụng trong cây bồ công anh

Thành phần dinh dưỡng của bồ công anh bao gồm:

  • Các vitamin: vitamin E, vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B9, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6,…
  • Khoáng chất: sắt, canxi, magie, kali, lưu huỳnh, silic và phospho,…
  • Các hợp chất hữu cơ: carbohydrate inulin, acid lacturic, lactucopicrin và lactucin,…

Người ta thường dùng cả cây trừ rễ của bồ công anh để làm thuốc trong y học cổ truyền. Bạn có thể sử dụng dược liệu này ở dạng tươi hoặc phơi, sấy khô tùy theo mục đích sử dụng.

Trong dân gian, người ta dùng dược liệu này để tiêu độc, thanh nhiệt, điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, chữa bệnh dạ dày, chữa viêm tuyến vú, viêm đường tiết niệu…

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bồ công anh có tiềm năng trong việc điều trị tiểu đường, bảo vệ gan, giãn mạch, chữa lành vết thương, giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch,… [1]
Cây bồ công anh: Tác dụng chữa bệnh và lợi ích sức khỏe | Hoàn Mỹ

Bồ công anh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người

2Cây bồ công anh có tác dụng gì

Hỗ trợ giảm cân

Trong một nghiên cứu năm 2016 đã tìm thấy trong bồ công anh có chứa hợp chất có thể cải thiện quá trình chuyển hóa carbohydrate và giảm hấp thu chất béo, mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm cân. [2]

Bên cạnh đó, người ta cũng tìm thấy một lượng acid chlorogenic có trong dược liệu làm thay đổi hàm lượng của một số protein liên quan, từ đó có thể giúp cân nặng được kiểm soát hiệu quả. [3]

Bồ công anh có thể hỗ trợ bạn giảm cân bằng cách làm giảm hấp thu chất béo

Bồ công anh có thể hỗ trợ bạn giảm cân bằng cách làm giảm hấp thu chất béo

Chống viêm

Viêm là tình trạng phản ứng bình thường của cơ thể trước các tổn thương do chấn thương hoặc nhiễm trùng. Khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong một thời gian dài, điều này có thể làm tổn thương vĩnh viễn đến các mô và DNA trong cơ thể chúng ta.

Bồ công anh có chứa hợp chất polyphenol, một hợp chất có trong thực vật, có tác dụng mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình giảm viêm của cơ thể.

Bồ công anh mang lại hiệu quả trong việc điều trị viêm da như ghẻ, eczema

Bồ công anh mang lại hiệu quả trong việc điều trị viêm da như ghẻ, eczema

Chăm sóc da

Nghiên cứu trước đây cho thấy chiết xuất từ lá và hoa của bồ công anh có thể làm giảm tác động của tia UVB gây hại cho da. [4]

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chiết xuất của bồ công anh có khả năng làm giảm viêm và kích ứng da, đồng thời tăng cường hydrat hóa và sản xuất collagen để tái tạo lại làn da, từ đó ngăn ngừa được lão hóa và mụn trứng cá. [5]

Ngoài ra, trong lá và thân của dược liệu này có chứa chất nhựa màu trắng như sữa. Nhựa của cây có vị đắng và tính kiềm cao, mang lại hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề về da như bệnh ghẻ, eczema,…

Nghiên cứu cho thấy dược liệu có khả năng ngăn ngừa mụn trứng cá và lão hóa da

Nghiên cứu cho thấy dược liệu có khả năng ngăn ngừa mụn trứng cá và lão hóa da

Hỗ trợ xương khỏe mạnh

Bồ công anh được xem là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, chứa một lượng lớn các vitamin C, K và chất khoáng như magie, canxi,… đóng vai trò to lớn trong việc hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh.

Vitamin K là vitamin tan trong chất béo giúp hỗ trợ quá trình hình thành của xương, đồng thời làm giảm nồng độ osteocalcin trong máu, một loại protein có trong xương. Canxi được biết đến như là chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của xương, giúp cho xương vững chắc còn magie sẽ hỗ trợ điều hòa canxi trong cơ thể. [6]

Hơn nữa, bồ công anh cũng chứa nhiều chất oxy hóa khác như luteolin và vitamin C có khả năng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do gây hại cho xương như làm giảm mật độ xương hoặc thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa của xương.

Bồ công anh chứa nhiều vitamin C, K, canxi, magie giúp cho xương chắc khỏe

Bồ công anh chứa nhiều vitamin C, K, canxi, magie giúp cho xương chắc khỏe

Lợi tiểu

Y học cổ truyền sử dụng bồ công anh như một phương pháp hỗ trợ lợi tiểu. Hiện nay, khoa học hiện đại chứng minh rằng trong bồ công anh chứa kali và inlulin có tác dụng lợi tiểu.

Kali là một khoáng chất giúp điều hòa huyết áp và chức năng thận còn inulin là một loại chất xơ không tiêu hóa được giúp tăng cường chức năng thận và bài tiết nước tiểu.

Nhờ các chất này, bồ công anh có khả năng loại bỏ được độc tố ra khỏi cơ thể, giúp tái lập hydrat và cân bằng điện giải trong cơ thể.

Trong y học cổ truyền, bồ công anh được sử dụng như một phương pháp giúp lợi tiểu

Trong y học cổ truyền, bồ công anh được sử dụng như một phương pháp giúp lợi tiểu

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Dược liệu này có chứa hợp chất polyphenol, hoạt động như một chất chống oxy hóa, tức là chất này sẽ giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại cho tế bào của bạn, từ đó ngăn ngừa được tình trạng stress oxy hóa – nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đái tháo đường.

Bên cạnh đó, bồ công anh sẽ giúp kích thích tuyến tụy sản xuất ra insulin. Đây cũng được xem là phương pháp giúp hỗ trợ lợi tiểu, loại bỏ lượng đường dư ra khỏi cơ thể và tránh để lượng đường tích tụ trong thận.

Bồ công anh được xem là dược liệu có tiềm năng trong việc hỗ trợ bệnh tiểu đường

Bồ công anh được xem là dược liệu có tiềm năng trong việc hỗ trợ bệnh tiểu đường

Chống ung thư

Theo một nghiên cứu được thực nghiệm kéo dài 4 tuần cho thấy được tiềm năng của thảo dược này trong việc ngăn chặn sự phát triển và lây lan các tế bào ung thư vú trên chuột. [7]

Ngoài ra, dược liệu này cũng mang lại hiệu quả trong việc chống ung thư ở gan, ruột kết và các mô dạ dày. Tuy nhiên vẫn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu khác để chứng minh được hiệu quả trong việc điều trị ung thư. [8][9]

Cần nhiều nghiên cứu để chứng minh được khả năng chống ung thư ở dược liệu này

Cần nhiều nghiên cứu để chứng minh được khả năng chống ung thư ở dược liệu này

Hỗ trợ tiêu hoá, điều trị táo bón

Bồ công anh giúp kích thích sự thèm ăn dẫn đến cải thiện được hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, hợp chất inulin, chất nhầy và các chất xơ hòa tan ở rễ cây có khả năng làm dịu đường tiêu hóa.

Đồng thời chất oxy hóa cũng có thể giúp loại bỏ các chất độc từ thực phẩm, góp phần kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa và điều trị được chứng táo bón.

Các hợp chất trong cây sẽ giúp hỗ trợ tốt các vấn đề về tiêu hóa

Các hợp chất trong cây sẽ giúp hỗ trợ tốt các vấn đề về tiêu hóa

Tăng cường miễn dịch

Bồ công anh được cho là có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, có thể hỗ trợ khả năng chống nhiễm trùng của của cơ thể.

Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra được một số hợp chất có trong bồ công anh có khả năng làm giảm đáng kể sự nhân lên của virus, ví dụ như hạn chế được sự phát triển của bệnh viêm gan B. [10]

Bồ công anh chứa một số hợp chất có khả năng hạn chế được sự nhân đôi của virus

Bồ công anh chứa một số hợp chất có khả năng hạn chế được sự nhân đôi của virus

Quản lý lượng đường trong máu

Người ta tìm thấy trong bồ công anh có hợp chất là acid chlorogenic có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.

Theo một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra rằng hai hợp chất này giúp cải thiện độ nhạy của insulin, từ đó cải thiện việc tiết insulin, giúp quản lý được lượng đường trong máu tốt hơn. [11]

Bồ công anh giúp cải thiện độ nhạy của insulin từ đó kiểm soát đường huyết tốt hơn

Bồ công anh giúp cải thiện độ nhạy của insulin từ đó kiểm soát đường huyết tốt hơn

Giảm cholesterol và chất béo trung tính

Chất béo trung tính, hay còn được gọi là triglyceride được tạo thành từ acid béo và glycerol, là chất béo được đưa vào cơ thể để cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất.

Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng chiết xuất từ rễ và lá của bồ công anh có thể làm giảm lipid máu, bao gồm cả cholesterol và chất béo trung tính, vì vậy mà có thể ngăn ngừa bệnh béo phì và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác. [12]

Bồ công anh có thể làm giảm lipid máu bao gồm cả cholesterol và chất béo trung tính

Bồ công anh có thể làm giảm lipid máu bao gồm cả cholesterol và chất béo trung tính

Giảm huyết áp

Hàm lượng kali cao có trong bồ công anh có thể giúp hỗ trợ làm giảm huyết áp. Theo một phân tích tổng hợp được thực hiện vào năm 2015 cho thấy những người dùng chất bổ sung kali hàng ngày đã thấy rằng huyết áp của họ giảm đi đáng kể. [13]

Hàm lượng kali cao có trong dược liệu giúp cho huyết áp được cải thiện

Hàm lượng kali cao có trong dược liệu giúp cho huyết áp được cải thiện

Giúp gan khỏe mạnh

Theo một nghiên cứu được đã được tiến hành, họ cho những chú chuột tiếp xúc với natri dicromat, một hợp chất dùng để gây tổn thương gan, sau khi kết thúc thí nghiệm các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được chiết xuất từ bồ công anh có thể chống lại các tổn thương gan và điều trị được một số bệnh về gan. [14]

Bồ công anh có thể hỗ trợ điều trị bệnh về gan

Bồ công anh có thể hỗ trợ điều trị bệnh về gan

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Do tính lợi tiểu mà bồ công anh giúp loại bỏ những chất độc ra khỏi cơ thể và làm sạch thận. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng giúp kích thích các lợi khuẩn tốt ở đường ruột và ngăn chặn được các vi khuẩn có lợi giúp ngăn ngừa được các tình trạng nhiễm trùng cho cơ thể.

Bồ công anh giúp ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu

Bồ công anh giúp ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu

Giảm đau bụng kinh

Do có đặc tính kháng viêm và thư giãn, lá bồ công anh mang lại hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh ở các chị em khi đến kỳ kinh nguyệt. Trong lá bồ công anh có chứa phytoestrogen – hợp chất thực vật có đặc tính như estrogen giúp cân bằng lại hormone trong cơ thể góp phần làm giảm triệu chứng đau bụng kinh.

Bồ công anh có chứa phytoestrogen giúp cân bằng hormone tương tự như estrogen

Bồ công anh có chứa phytoestrogen giúp cân bằng hormone tương tự như estrogen

3Các bài thuốc chữa bệnh của bồ công anh

Dưới đây là các bài thuốc đông y từ cây bồ công anh:

  • Bài thuốc trị viêm phổi: Cho 30 g bồ công anh, 15 g ngân hoa, 30 g hạt ý dĩ, 9 g hạnh nhân, 9 g chi tử, 15 g liên kiều, 12 g toàn quát lâu, 12 g chỉ thực, 9 g lư căn tươi và 30 g hạt bí đao, sắc lấy nước uống cùng với 5 g bột nguyên minh. Uống mỗi ngày một thang cho đến khi thấy hiệu quả mà dược liệu mang lại.
  • Bài thuốc trợ tim: Cho 30 g bồ công anh, 18 g sa sâm, 12 g bán hạ, 9 g cam thảo, 9 g ngũ vị tử, 12 g sinh địa, 18 g qua lâu, 15 g ngân hoa, 9 g giới bạch, 12 g mạch môn đông và 15 g thạch cao sống sắc hai nước và trộn vào uống. Mỗi ngày uống một thang, chia ra hai lần uống.
  • Bài thuốc chữa sưng tuyến vú thời kỳ đầu: Nghiền 30 g bồ công, 8 g nhũ hương, 12 g liên kiều thành bột mịn, cho giấm ăn vừa đủ vào đánh nhuyễn và đem đi sao cho nóng lên. Bôi hỗn hợp vào chỗ đau, cứ mỗi 2 – 3 tiếng thì thay thuốc một lần.
  • Trị mụn trứng cá: Cho 15 g bồ công anh, 12 g sơn tra, 10 g chỉ xác sao, 15 g kim ngân hoa, 12 g hổ trượng và 10 g đại hoàng tẩm rượu sắc lấy nước uống. Uống 2 lần/ngày, chia ra làm sáng, tối.
  • Bài thuốc chữa tăng tiết sữa: Sắc 60 g bồ công anh và 60 g kiến khúc lấy nước uống. Mỗi ngày uống một thang, chia làm hai lần uống. Bạn chỉ cần uống khoảng 2 thang là đã thấy hiệu quả mà bồ công anh mang lại.
  • Chữa bệnh quai bị: Giã nát 30 g bồ công anh và bôi vào vùng bị tổn thương.
  • Điều trị bệnh viêm gan: Đem 20 g bồ công anh, 30 g nhân trần, 10 g hoàng cầm, 10 g xa tiền tử, 15 g bản lam căn và 10 g tử thảo đem sắc uống mỗi ngày một thang, chia ra làm hai lần uống.
  • Khắc phục tình trạng hói: Cho 150 g bồ công anh và 500 g đậu đen vào nước, sắc kỹ. Khi đậu chín, bỏ bã, lấy nước, cho thêm đường phèn để dễ uống hơn và cô lại cho đến khi khô. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50 g.
  • Điều trị bệnh viêm dạ dày: Cho 30 g bồ công anh, 5 g nhục quế, 10 g hoàng bá, 6 g cam thảo và 30 g chung nhĩ thạch nghiền thành bột. Uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10 g.
  • Điều trị bệnh viêm cầu thận: Mỗi ngày sắc một thang gồm 15 g bồ công anh, 30 g cù mạch, 15 g thạch vi, 15 g xa tiền thảo, 30 g biển súc, 6 g đại hoàng, 30 g rễ cỏ tranh và 30 g sơn tra, sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 lần, chia ra sáng tối.
  • Chữa viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới: Cho 20 g bồ công anh, 12 g xuyên tiêu, 15 g hoàng bá, 9 g tổ bọ ngựa dâu, 10 g tử kinh bì và 12 g sá sùng tử vào nước, sắc khoảng 2 lần để lấy nước. Sử dụng dung dịch này để rửa âm đạo mỗi ngày cho đến khi tình trạng viêm nhiễm có dấu hiệu thuyên giảm.

11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bồ công anh

11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bồ công anh

4Cách sử dụng bồ công anh

Trà bồ công anh

Rễ và hoa của cây thường được sử dụng để làm trà uống. Để pha trà bồ công anh, bạn chỉ cần thu hoạch rễ và hoa, đem đi rửa sạch rồi ngâm trong nước sôi khoảng 30 phút là đã có thể thưởng thức ngay.

Bạn cũng có thể pha trà bồ công anh với 2 công thức sau:

  • Trà rễ hoa bồ công anh: Cho 30 g rễ dược liệu khô, 1 hạt thảo quả, 5g gừng cắt lát vào 360 ml nước lọc, đun sôi từ 5 – 10 phút. Bạn cũng có thể cho thêm một ít đường hoặc mật ong vào khuấy đều để thức uống ngon hơn.
  • Trà hoa bồ công anh: Cho khoảng 4 bông hoa bồ công anh vào 180 ml nước sôi và hãm trong 5 phút, cho thêm một ít mật ong hoặc đường vào, khuấy đều rồi uống từ từ.

Có hai cách phổ biến để thưởng thức trà bồ công anh

Có hai cách phổ biến để thưởng thức trà bồ công anh

Làm salad

Bạn cũng có thể thưởng thức bồ công anh như một món salad. Như đã đề cập ở trên, bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời còn có khả năng kích thích vị giác để ăn ngon miệng hơn.

Với món salad, bạn chỉ cần rửa sạch, cắt nhỏ, đem trộn các loại rau củ khác và bồ công anh. Dược liệu này có vị đắng nhẹ, khi kết hợp cùng các loại rau củ khác sẽ làm tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Bạn hãy thử làm món ăn dễ chế biến này nhé!

Vị đắng của cây bồ công anh sẽ làm tăng thêm độ hấp dẫn cho món salad

Vị đắng của cây bồ công anh sẽ làm tăng thêm độ hấp dẫn cho món salad

Làm nước uống

Sau khi thu hoạch hoặc mua rễ cây bồ công anh, bạn đem đi rửa sạch, cắt nhỏ và nướng ở nhiệt độ 300 độ C trong 2 giờ. Mỗi lần uống, bạn chỉ cần lấy một ít hãm trong 10 phút với nước sôi là đã có thể uống được rồi.

Nước bồ công anh được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị uống vào buổi sáng thay cho cà phê. Loại nước uống này sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của gan và tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe của bạn.

Các chuyên gia khuyến nghị nên uống trà rễ bồ công anh vào buổi sáng thay cho cà phê

Các chuyên gia khuyến nghị nên uống trà rễ bồ công anh vào buổi sáng thay cho cà phê

Làm gia vị món ăn

Hoa của bồ công anh cũng có thể được sử dụng như một loại gia vị hoặc rau thơm, không những giúp tăng độ hấp dẫn, tính thẩm mỹ, mà còn làm tăng khẩu vị và dưỡng chất trong món ăn.

Đặc biệt, khi bồ công anh được kết hợp cùng với ngò sẽ cung cấp thêm chất chống oxy hóa gốc tự do, giúp hỗ trợ giải độc, kháng siêu vi cho cơ thể cực hiệu quả.

Có thể sử dụng bồ công anh như một thứ gia vị, tăng thêm dưỡng chất cho món ăn

Có thể sử dụng bồ công anh như một thứ gia vị, tăng thêm dưỡng chất cho món ăn

5Tác dụng phụ của bồ công anh

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng dược liệu này:

  • Gây chứng buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, sỏi mật, viêm túi mật.
  • Bạn có thể gặp một số phản ứng dị ứng như phát ban, mẩn đỏ khi tiếp xúc với lá hoặc hoa của cây.
  • Bồ công anh có thể làm chậm quá trình đông máu, gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.
  • Gây suy giảm chức năng của thận.

Bồ công anh có thể gây tác dụng phụ không mong muốn đối với người sử dụng

Bồ công anh có thể gây tác dụng phụ không mong muốn đối với người sử dụng

6Lưu ý và thận trọng khi sử dụng bồ công anh

Liều dùng bồ công anh dạng khô là 10 – 15 g và dạng tươi là 20 – 40 g mỗi ngày, tuy nhiên bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng dược liệu này:

  • Bồ công anh chứa một lượng lớn kali, khi người bệnh có sử dụng thêm các loại thuốc có thể làm tăng nồng độ kali và gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể.
  • Dược liệu này cũng có thể làm giảm các tác dụng của thuốc kháng sinh.
  • Không sử dụng bồ công anh khi đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
  • Hạn chế sử dụng dược liệu ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) vì có thể làm giảm số lượng acid dạ dày, từ đó làm giảm các loại thuốc kháng acid.
  • Hạn chế sử dụng ở trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người quá mẫn cảm với các thành phần của dược liệu.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm các nguồn mua thảo dược uy tín, bảo quản ở nơi thoáng mát và không nên tiếp tục sử dụng khi sản phẩm có dấu hiệu ẩm mốc.

Bạn không nên sử dụng dược liệu khô đã có dấu hiệu ẩm mốc

Bạn không nên sử dụng dược liệu khô đã có dấu hiệu ẩm mốc