Nồi cơm điện có một nút nhỏ quan trọng;mách bạn cách mở nút này ra để giảm 1 nửa tiền điện.

Đó chính là mâm nhiệt nồi cơm điện, tức phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi, được thiết kế hơi vồng theo một cung tròn.

Vỏ nồi cơm điện có mấy lớp?
Vỏ nồi cơm điện thông thường thường được làm bằng những lớp vật liệu khác nhau. Số lớp vỏ tùy thuộc vào loại nồi cơm và nhà sản xuất. Tuy nhiên, phổ biến nhất là các loại vỏ nồi cơm điện gồm 3 hoặc 4 lớp. Trong đó bao gồm các lớp sau:

Lớp ngoài cùng: Thường được làm bằng thép không gỉ hoặc nhựa cao cấp. Lớp này giúp bảo vệ nồi cơm khỏi các va chạm bên ngoài.Lớp giữa: Lớp này thường được làm bằng chất liệu chống dính, như nhôm hoặc chất liệu chống dính không gây độc hại. Lớp này giúp ngăn chặn cơm bị dính vào đáy nồi, làm cho nồi cơm dễ dàng làm sạch hơn.

Lớp trong cùng: Lớp này thường được làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép không gỉ. Lớp này giúp truyền nhiệt đều trên toàn bộ bề mặt nồi cơm.

Lớp cách nhiệt: Đây là lớp bổ sung, giúp giữ nhiệt và ngăn cản bên ngoài tác động lên nồi cơm. Tuy nhiên, không tất cả các loại nồi cơm đều có lớp cách nhiệt này. Lớp cách nhiệt giúp giữ cho nồi cơm điện giữ ấm tốt hơn, giữ cho cơm nóng và ẩm khi được nấu xong. Nếu vỏ nồi cơm điện có lớp cách nhiệt, nhiệt độ bên trong được giữ ổn định hơn từ đó cũng giúp tiết kiệm điện năng.

Các lớp vỏ được thiết kế để giúp nồi cơm nấu chín cơm đồng đều và giữ ấm tốt hơn, đồng thời bảo vệ nồi khỏi các va đập và trầy xước khi sử dụng và bảo quản.

Trong nồi cơm điện, có 1 ‘cơ quan nhỏ’, nếu biết cách sử dụng sẽ làm giảm hơn nửa tiền điện mỗi tháng

Đó chính là mâm nhiệt nồi cơm điện, tức phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi, được thiết kế hơi vồng theo một cung tròn. Đây là phần tạo nhiệt chính cho nồi để nấu chín cơm, cũng là một trong những bộ phận quan trọng quyết định tuổi thọ của nồi, chất lượng cơm nấu.

Mâm nhiệt nồi cơm điện, tức phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi, được thiết kế hơi vồng theo một cung tròn

Sau một thời gian sử dụng, mâm nhiệt dễ bị dính cơm, bụi bẩn,… và rất ít khi được chú ý, vệ sinh. Tuy nhiên nếu mâm nhiệt bị bẩn thì khi nấu cơm có thể xuất hiện mùi khét lạ, nấu cơm lâu hơn, không ngon và tốn điện hơn. Do đó việc vệ sinh mâm nhiệt của nồi cơm điện thường xuyên là việc làm rất cần thiết.

Mâm nhiệt có nhiều đường vân khá khó vệ sinh và cũng không được làm ướt, nên đây là bài toán khó với nhiều người. Lúc này bạn có thể nhúng bàn chải đánh răng cũ vào nước, phết chút kem đánh răng lên và chà nhẹ nhàng lên. Sau đó dùng vải ẩm lau lại, tiếp tục dùng giấy mềm hoặc vải khô lau lại lần nữa là sạch.

Ngoài ra, bạn có thể vệ sinh mâm nhiệt bằng giấm trắng. Cách làm rất đơn giản, đầu tiên bạn hãy đổ giấm trắng lên mặt cứng của miếng bọt biển rồi dùng nó lau mâm nhiệt. Lau xong, nếu còn bẩn bạn có thể thấm giấm trắng để lau mâm nhiệt lại một lần nữa. Sau đó dùng khăn sạch lau lại mâm nhiệt để loại bỏ hết vết bẩn bám trên bề mặt.

Mâm nhiệt sạch sẽ, sáng bóng sẽ giúp nồi cơm điện hoạt động tốt hơn, cơm nhanh chín, tuổi thọ của nồi tăng lên, giúp tiết kiệm kha khá tiền điện.

Những lưu ý khác khi sử dụng nồi cơm điện

1(320)
Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện

Nhiều người sau khi vo gạo xong không lau khô đáy của lòng nồi cơm điện. Việc này sẽ làm cho nồi cơm điện có những tiếng nổ lộp bộp trong quá trình nấu cơm. Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn và tránh dị vật rơi vào nồi gây mùi khét.

Không nên vo gạo trong nồi và dùng dụng cụ sắc nhọn để múc cơm

Thói quen vo gạo trong nồi và dùng những dụng cụ sắc nhọn để múc cơm sẽ khiến cho lớp chống dính dễ bị hỏng, bong tróc, cơm nấu không ngon, không chín đều, nhão và cơm dính vào trong nồi khiến cho việc vệ sinh khó khăn, gây ra hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt không tốt.

Không bấm nấu lại nhiều lần

Khi nấu cơm với nồi cơm điện sẽ không có cơm cháy, nhưng nhiều người thường có thói quen nhấn nút Cook lại nhiều lần để tạo cơm cháy. Nhưng chính điều này sẽ dẫn đến rơ – le bật liên tục dẫn đến làm giảm tuổi thọ của nồi cơm.

Không nên bít lỗ thoát hơi trong quá trình nấu

Trong quá trình nấu cơm, bạn tuyệt đối không nên bít kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện cũng như không mở nắp khi nấu cơm. Khi cơm chín, bạn nên mở nắp nồi cơm và dùng muống xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại để giữ nóng cho cơm.

Cẩn thận với việc nấu món hầm và món xào với nồi cơm điện

Ngoài việc nấu cơm, nồi cơm điện có thể dùng để hấp bánh, nấu xôi, nấu cháo và luộc rau. Tuy nhiên, với việc hầm và nấu món xào thì bạn nên hạn chế, bởi việc này sẽ làm cho nồi mau bị hỏng.

Hạn chế cắm dây điện của nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị khác có công suất cao

Bạn nên hạn chế tối đa việc cắm dây điện của nồi cơm chung với ổ cắm các thiết bị khác có công suất cao. Việc này sẽ tránh tình trạng điện tăng giảm áp đột ngột gây nên chập cháy.