Tổ tiên dặn kĩ: Có tiền đừng mua đất ven sông; giàu có đừng lấy vợ tái giá, vì sao lại vậy ?

Trải qua thời gian dài sinh sống và đúc rút kinh nghiệm, người xua đã để lại cho đời sau nhiều bài học quý giá. Người xưa đặc biệt dặn con cháu: Có tiền đừng mua đất ven sông, giàu có đừng lấy vợ tái giá, lý do là gì?

“Có tiền thì đừng mua đất ven sông”

Có tiền thì đừng mua đất ven sông ý nghĩa của câu nói này chính là: Khi có tiền, muốn mua đất thì đừng mua đất ven sông. Đất ở ven sông thường là mảnh đất xấu. Người ở mảnh đất này thường dễ gặp nguy hiểm, tai họa do trời mưa to, nước sông dâng cao, dễ bị lũ lụt.

Trẻ nghịch ngợm, không nhận thức được, việc chơi đùa ở gần sông tiềm ẩn những tai họa khôn lường.

Không những thế thì nhà có trẻ nhỏ, không trông coi kỹ, nhà gần sông nước rất nguy hiểm.

Tất nhiên, bây giờ không như ngày xưa, dù không mua đất ven sông, nhưng cũng có rất nhiều nơi cần phải chú ý, ví dụ như: sườn đồi, chân đồi,… là những nơi có địa hình hiểm trở, nguy hiểm. Bởi vì có rất nhiều nơi xảy ra tình trạng khai thác đất – rừng bừa bãi, làm mất chức năng bảo tồn đất màu, một trận mưa to, cũng có thể tạo thành tình trạng sạt lỡ đất,…

Trong văn hóa truyền thống, cổ nhân nhận định rằng, mua nhà là một trong những việc quan trọng, không thể khinh suất, bởi vậy, khi chọn đất – mua nhà, gia chủ cũng cần phải vô cùng cẩn thận.

Vì sao không lấy vợ tái giá?

Người xưa rất xem trọng “tam tòng tứ đức” của một người phụ nữ. Họ cho rằng những người phụ nữ một khi đã lấy chồng thì phải theo chồng, một lòng chung thủy đến suốt đời, dạy dỗ con cái nên người. Hơn nữa những người phụ nữ thời xưa cũng rất xem trọng danh tiết của mình. Chính vì vậy, ngày xưa nếu người phụ nữ nào tái giá thì mọi người sẽ cho rằng họ đã phạm phải tội lỗi tày trời gì đó mới bị nhà trai ruồng bỏ.

Theo người xưa, nếu lấy người phụ nữ từng bị chồng ruồng bỏ thì sẽ không thể ngẩng cao đầu trước mặt mọi người, bị hàng xóm chê bai, dè bỉu.

Theo người xưa, nếu lấy người phụ nữ từng bị chồng ruồng bỏ thì sẽ không thể ngẩng cao đầu trước mặt mọi người, bị hàng xóm chê bai, dè bỉu.

Tuy nhiên, “góa phụ” lại là một trường hợp khác. Người phụ nữ rơi vào thế bị động, vì không ai mong muốn chồng mất nên thường sẽ không liên quan trực tiếp đến phẩm hạnh của người này.

Cũng có rất nhiều góa phụ sau khi chồng mất vẫn nhất định không đi bước nữa mà một lòng vất vả nuôi con khôn lớn. Đồng thời cố hết sức phụng dưỡng cha mẹ chồng, cho nên những cơ cực, dũng cảm, kiên cường của người phụ nữ ấy thường được người khác khâm phục.
Dưới con mắt của người hiện đại, quan điểm này đã trở nên lỗi thời và cực đoan.

Trong thời đại ngày nay, sự tự do yêu đương và kết hôn được đề cao, bình đẳng nam nữ, nên quan niệm này không còn có thể tồn tại. Hai người quyết định ly hôn có thể do khác biệt về tính cách, quan điểm sống, người thứ ba… và rất nhiều nguyên nhân khác. Đương nhiên sau khi đổ vỡ hôn nhân thì những người này cũng có thể tái hôn và có cuộc sống mới tốt đẹp hơn.