6 mẹo mài dao tại nhà để món đồ luôn sắc như mới, cắt thái chỉ trong một nốt nhạc
Nếu nhà bạn không có đá mài cũng đừng lo!
Trong quá trình sử dụng, chúng ta sẽ không thể tránh được tình trạng dao bị cùn. Điều này không chỉ gây bất tiện mà còn làm giảm tuổi thọ của đồ vật. Việc mài dao định kỳ không giúp cho việc cắt, thái thực phẩm trở nên nhanh chóng. Hơn nữa, lưỡi dao bén còn giúp tiết kiệm thời gian và giúp món ăn ngon mắt hơn. Thêm vào đó, dao và kéo sắc sẽ kéo dài tuổi thọ, giúp gia chủ tiết kiệm chi phí trong dài hạn.
Vì vậy, việc hiểu rõ cách mài dao đúng cách là kiến thức cần thiết đối với mọi đầu bếp, từ chuyên nghiệp đến những người nấu ăn tại nhà.
1. Sử dụng đá mài dao
– Đá mài dầu: Cho một ít dầu lên bề mặt đá mài. Giữ dao ở góc khoảng 20 độ so với mặt đá và mài theo hình vòng cung từ phần gần cán đến phần đầu lưỡi dao. Lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm thấy dao sắc.
– Đá mài nước: Ngâm đá trong nước đến khi không còn bong bóng khí. Mài dao trên đá ướt, tương tự như với đá mài dầu. Đá mài nước cần được bảo quản cẩn thận để không bị mòn quá nhanh.
2. Sử dụng giấy báo
Cuộn giấy báo thành hình trụ và cố định bằng băng dính. Làm ướt cuộn giấy với nước.
Chà lưỡi dao lên giấy báo theo một góc nhất định, đảm bảo chà đều cả hai phía của lưỡi dao. Động tác này giúp làm thẳng lại lưỡi dao và tạo sự sắc bén tạm thời.
3. Mài dao bằng một chiếc dĩa sứ
Úp mặt đĩa xuống để lộ phần đáy nhám.
Giữ dao nằm nghiêng một góc khoảng 20 độ và mài dao lên phần nhám của đáy đĩa. Động tác mài nên chắc chắn và đều đặn.
4. Sử dụng giấy nhám
Đặt giấy nhám trên một bề mặt phẳng và cứng như tấm thớt gỗ.
Giữ dao nghiêng và chà lưỡi dao qua giấy nhám, di chuyển dao theo hình vòng cung từ cán đến đầu dao. Tiếp tục cho tới khi đạt được độ sắc cần thiết.
5. Dùng một con dao khác
Cầm dao cần mài và dùng lưng của một con dao khác (phần không sắc) để mài.
Giữ hai dao song song và chà lưỡi dao cần mài trên lưng của dao kia, đảm bảo mài đều khắp lưỡi dao.
6. Sử dụng dụng cụ mài dao
Dụng cụ mài dao là vật dụng hỗ trợ đắc lực. Hiện nay, máy mài dao còn được trang bị nhiều chức năng tiện lợi khác khác như mài dao lưỡi rảnh, lưỡi thẳng, mài kéo, mài tua vít,…
Tùy theo nhu cầu sử dụng của mình mà bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn những loại dụng cụ mài dao có công năng phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của gia đình.
Lưu ý an toàn khi mài dao: Đeo găng tay bảo hộ và mài dao cẩn thận để tránh tai nạn không đáng có.
Mẹo để dể dao luôn giữ được sắc bén và sáng bóng:
– Mài dao định kỳ: Thực hiện mài dao đều đặn mỗi 1-2 tháng/lần hoặc khi cảm thấy dao không còn đủ sắc bén.
– Chọn dụng cụ mài phù hợp: Sử dụng đá mài dao chất lượng, phù hợp với từng loại dao và độ cùn của lưỡi dao. Đá mài dầu thích hợp cho dao châu Âu, trong khi đá mài nước tốt cho cả dao châu Á và châu Âu.
– Bảo quản dao đúng cách: Sau khi sử dụng, rửa sạch dao với nước ấm và lau khô ngay lập tức. Tránh để dao ẩm có thể làm mòn lưỡi dao.
– Sử dụng dao đúng công dụng: Không sử dụng dao thái làm việc chặt xương hoặc dùng dao để mở nắp chai. Mỗi loại dao đều có mục đích sử dụng riêng.