Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên ăn cá 5 bữa/ tuần. Tuy nhiên, nên ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn thì họ không nói rõ. Liệu chúng có tốt như nhau hay không?
Dưới đây, chúng tôi đưa ra một số so sánh về hàm lượng chất dinh dưỡng, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của cá nước ngọt và cá nước mặc để bạn có cái nhìn tổng quát hơn.
So sánh cá nước ngọt và cá nước mặn
Khả năng cung cấp năng lượng
Nếu xét về khả năng cung cấp năng lượng thì cá nước mặn luôn cao hơn cá nước ngọt, nhưng xét về độ ít béo và không có cholesterol thì cả hai loại đều ngang bằng nhau. Cụ thể, đối với cá ngước ngọt: cao nhất là cá tra, cá basa với khoảng 1.245 – 1.700kcalo/kg. Cá nước mặn cao nhất là cá ngừ, thu, trích với 1.500 – 23.000kcalo/kg.
Cá nước mặn cung cấp nhiều năng lượng hơn cá nước ngọt.
Cung cấp Axit amin
Nhìn chung cá là loại giàu protein và dễ hấp thụ hơn protein trong thịt lợn đồng thời ít chất béo. Hàm lượng axit amin ở cá mặn tốt hơn cá nước ngọt.
Đối với cá nước ngọt, tổng hàm lượng 17 axit amin dao động trong khoảng 6.12 – 19.52 %. Trong đó nhiều nhất là cá rô phi và ít nhất là cá trắm.
Đối với cá nước mặn: đã xác định có đầy đủ 17 loại axit amin và dao động trong khoảng 13 – 21%. Các nục là cá giàu nhất đến cá thu và ít nhất là cá chim trắng.
Cung cấp vi khoáng
Các loại cá nói chung giàu vitamin A, D, vitamin nhóm B. Lượng khoáng chất trung bình ở cá chiếm 1 – 1.7%; trong đó cá biển thường nhiều vi khoáng như i-ốt, kẽm, flour, clo hơn.
Lợi ích với người bệnh
Cá nước ngọt phổ biến trong các gia đình và được Đông y khai thác làm dược liệu. Còn cá nước mặn chủ yếu được y học hiện đại phân tích.
Đối với cá nước ngọt: Nhiều loài cá trắm, chép, lươn, chuối có tác dụng chữa mồ hôi trộm, khí đờm hư, ích khí, tăng tiết sữa, chống mệt mỏi.
Cá nước mặn: Giàu omega-3, DHA tốt cho bệnh nhân tim mạch, huyết khối, tránh xơ vữa động mạch.
Tính vệ sinh, dị ứng
Mỗi loại cá có một hữu ích và còn tùy thuộc khẩu vị mỗi người. Các loại cá đều dễ bị phân hủy nên khi đã chết ươn thì đều có nguy cơ mang mầm độc hại. Trong khi cá nước ngọt có thể mang các loại sán ký sinh nhưng không dễ gây kích ứng thì cá nước mặn thì dễ gây dị ứng thực phẩm. Một số loài có thể chứa thủy ngân gây hại cho não bộ trẻ.
Cá nước ngọt có thể mang các loại sán ký sinh.
Vị giác
Từ quan điểm vị giác thì khi ăn cá biển không có mùi vị tanh và hôi như khi ăn cá nước ngọt, bởi đặc thù của cá biển là sống ở môi trường rộng lớn, được bơi nhiều hơn do đó nó độ đàn hồi cơ tốt hơn và hương vị thơm ngon hơn so với cá nước ngọt.
Nhìn chung, khi so sánh thì cá nước mặn tốt hơn cá nước ngọt. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, với những ai có cơ địa dị ứng và ngộ độc histamine thì không nên ăn một số loại cá biển như: mực, cá ngừ, cá thu… bởi chúng chứa nhiều đạm, khi bảo quản càng lâu thì lượng histamine càng tăng (nguyên nhân do amin histidine sẽ chuyển thành histamine) dễ gây khả năng ngộ độc thực phẩm.
Một số lưu ý khi ăn cá
Cá là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý một số nguyên tắc trong chế biến và cách ăn cá đề đảm bảo sức khỏe.
Không nên ăn cá chiên quá nhiều: Mặc dù cá được chiên rán ăn ngon hơn cá hấp, kho…, thế nhưng cách chế biến này sẽ làm giảm đi nhiều chất dinh dưỡng trong cá.
Không ăn nhiều cá có hàm lượng thủy ngân cao: Thường là các loại cá biển lớn và sống lâu có chứa lượng thủy ngân cao hơn như: cá trường thọ, cá kiếm, cá ngừ mắt to, mực khổng lồ, cá mập và cá đầu ngựa. Theo kết quả khảo sát của FDA Hoa Kỳ, hàm lượng thủy ngân của 7 loại cá này vượt quá tiêu chuẩn, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, đặc biệt không tốt cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang dự định mang thai, cho con bú và trẻ em.
Những người không thích hợp ăn cá: Bệnh nhân gút, nhân bị rối loạn chảy máu, tổn thương chức năng gan thận là những đối tượng không nên ăn nhiều cá.
Không nên ăn cá chiên quá lâu.
Sau khi đọc bài viết bạn đã biết cá nước mặn hay cá nước ngọt tốt hơn rồi phải không nào. Đây chỉ là một so sánh tương đối. Do vậy, tùy vào nhu cầu và khả năng của bản thân mà bạn có thể chọn bổ sung cá nước ngọt hay nước mặn vào chế độ dinh dưỡng của mình.