Lá muồng trâu( muồng muồng) có những công dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết!

Những công dụng tuyệt vời của lá muồng trâu có thể bạn chưa biết

Lá muồng trâu là dược liệu từ thiên nhiên với nhiều tác dụng thần kỳ mà không phải ai cũng biết. Loại lá này giúp đẩy lùi các bệnh ngoài da cũng như giúp chữa lành các bộ phận trong cơ thể người. Vậy cụ thể lá muồng trâu có đặc điểm gì? Công dụng thực sự ra sao?

1. Tìm hiểu lá muồng trâu

Lá muồng trâu được biết đến với đa dạng tên gọi khác nhau như lá muồng muồng, muồng lác, hay muồng xức lác. Tên khoa học là Cassia alata L, thuộc họ đậu.
Muồng trâu có chiều cao vượt trội so với các loại cây thân nhỡ khác. Trong giai đoạn trưởng thành, chúng thường giao động trong khoảng từ 1.5-3m. Đường kính thân cây cũng nằm trong khoảng từ 10-18 cm. Đặc điểm nổi bật của loại lá này là loại lá kép lông chim to và dài. Lần lượt theo các lớp mà lá có các kích thước nhau. Lá gốc thường sẽ đều và tròn. Cặp lá chét đầu tiên sẽ có kích thước nhỏ nhất và to dần ra từ cặp thứ 2,3. Kích thước tối đa đạt được sẽ rộng khoảng 5-6cm và dài khoảng 12-14cm.
Lá muồng trâu xuất hiện ở khắp mọi nơi
Lá muồng trâu xuất hiện ở khắp mọi nơi
Hoa của muồng trâu luôn mọc thành cụm, có màu vàng sẫm hoặc nâu nhạt. Chúng dài khoảng 30 – 40cm. Quả cũng rất lớn. Tương đối giống với hình đậu, nhưng bên trong có thể chứa tới 60 hạt nhỏ. Đặc biệt tất cả các bộ phận của muồng trâu đều được sử dụng để bào chế thuốc.
Ở Nam Mỹ, loại lá này đóng vai trò như một cây dược liệu. Còn tại Việt Nam chúng cũng mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và thường được người dân áp dụng trong các phương pháp trị liệu khác nhau.

2. Công dụng lá muồng trâu không phải ai cũng biết

Trong các bài thuốc dân gian y học cổ truyền, các bộ phận thân như quả, lá cành của cây muồng trâu đều được sử dụng làm thuốc. Nhờ vào đặc tính làm mát, vị đắng mùi hắc và cay ấm nên chúng có nhiều công dụng khác nhau.
Các bộ phận của cây muồng trâu như hạt có tận 15% là protein. Phần lá quả và rễ có các chất phục vụ cho việc chữa và điều trị các bệnh ngoài da. Bạn có thể sử dụng chúng khi còn tươi hoặc có thể đem đi phơi khô. Trong năm cây muồng trâu tới độ thường rơi vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12.
Công dụng nổi bật của muồng trâu chính là sát trùng, nhuận tràng, giải nhiệt và giảm ngứa. Ngoài ra sau khi chế biến bằng cách sao vàng thì cây muồng trầu còn có tác dụng tiêu viêm giảm độc tố trong cơ thể. Đối với các bệnh ngoài da cây muồng trâu được sử dụng để điều trị chàm, hắc lào, vàng da hiệu quả.
Công dụng sức khỏe tuyệt vời từ những bài thuốc lá muồng trâu
Công dụng sức khỏe tuyệt vời từ những bài thuốc lá muồng trâu
Theo các nghiên cứu gần đây cây muồng trâu còn được chế biến để chữa nhiều các căn bệnh khác nhau. Đặc biệt là bộ phận lá. Cao lá muồng điều trị viêm gan cấp. Chúng có thể tiết ra các chất bảo vệ tế bào gan và cân bằng các chỉ số bilirubin. Lá muồng trầu kháng khuẩn và nấm, ức chế quá trình xơ cực tốt. Các kết quả này đã đều được nghiên cứu và thực nghiệm trên chuột cống trắng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Loại lá này còn chứa các hợp chất Sennoasides tiêu diệt vi khuẩn đường ruột giúp kích thích đường tiêu hóa, loại bỏ được hoàn toàn chứng khó tiêu. Bởi Đây là thành phần tự nhiên mọi người nên ưa chuộng sử dụng vì chúng có độ an toàn cao.

3. Danh sách các bài thuốc từ cây muồng trâu

Mỗi công dụng của lá muồng trâu lại tương ứng với một bài thuốc khác nhau. Dưới đây MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn một số bài thuốc nổi bật nhất.

Điều trị vảy nến nhờ lá muồng trâu

Đầu tiên lá muồng trâu giúp điều trị vẩy nến. Cách điều trị khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một lượng vừa đủ lá muồng trâu tươi rửa sạch sau đó xay nhuyễn hoặc giã nhỏ. Kết hợp chúng với 1 đến 2 thìa muối tùy theo số lượng lá muồng.
Cuối cùng hãy sử dụng bông gạc thấm chúng lên vùng da bị bệnh trong khoảng 30 phút. Lặp lại việc này hai lần một ngày căn bệnh của bạn sẽ được đẩy lùi một cách nhanh chóng.
Ngoài ra lá muồng trâu còn giúp điều trị bệnh hắc lào. Cách làm tương tự như trên.

Điều trị dị ứng da

Có hai cách cơ bản để điều trị dị ứng da với bài thuốc cây muồng trâu.
Cách 1: Xay nhuyễn hỗn hợp nước và lá muồng trâu rồi đun cho sệt lại. Bôi lên vùng da bị dị ứng 2 đến 4 lần một ngày.
Cách 2: Đun lá muồng cùng nước ấm để sử dụng cho việc tắm hàng ngày.
Bài thuốc lá muồng trâu
Bài thuốc lá muồng trâu

Chữa viêm họng

Phương pháp này được mọi người khá ưa chuộng bởi viêm họng là căn bệnh gây cảm giác cực kỳ khó chịu. Khi sử dụng lá muồng trâu cổ họng bạn sẽ được chữa lành một cách diệu kỳ. Bước đầu hãy lấy lá muồng trâu rửa sạch để ráo nước rồi xay nhuyễn với nước lọc. Bạn cần cân bằng tỷ lệ sao cho phù hợp. Thường 100g lá muồng sẽ được kết hợp với 200ml nước. Sau khi có được hỗn hợp hãy chất bã để phần nước cốt dùng cho việc súc miệng hàng ngày. Điều này sẽ giúp cổ họng của bạn giảm đau và ngứa rát nhanh chóng.

Cây muồng trâu chữa bệnh thấp khớp

Để đạt được hiệu quả tối ưu bạn cần kết hợp sử dụng muồng trâu với các dược liệu như dứa dại, quế chi,… Sắc chúng với nhau trên lửa nhỏ và chỉ dùng để uống trong ngày nên hãy lưu ý về số lượng nhé.
Mặc dù cây muồng trâu có nhiều tác dụng đặc biệt trong điều trị một số các bệnh lý. Nhưng bạn vẫn cần tìm hiểu thật kỹ và sử dụng một lượng sao cho phù hợp. Đặc biệt không phải ai cũng thích ứng được với loại cây tự nhiên này. Chúng chỉ là một giải pháp tạm thời không nên sử dụng trong thời gian dài. Với những người trong giai đoạn nhạy cảm như phụ nữ có thai hoặc người có tỳ hư hàn cần đặc biệt cẩn trọng hơn.

4. Những lưu ý khi sử dụng lá muồng

Khi sử dụng lá muồng trâu bạn cần phải lưu ý những điều sau:

Không được tự ý áp dụng phương thức sử dụng lá muồng với các loại thuốc điều trị. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Sử dụng một lượng vừa đủ và trong thời gian thích hợp

Nếu sử dụng với mục đích nhuận tràng với người lạnh bụng thường sẽ gặp hiện trạng tiêu chảy.

Cần chú ý khi sử dụng lá muồng trâu chữa trị bệnh
Cần chú ý khi sử dụng lá muồng trâu chữa trị bệnh
Nhìn chung, các bài thuốc từ cây muồng trâu có độ an toàn cao và thích hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng và lạm dụng chúng. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ .