Cây mía dò sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên tại vùng trung du Bắc Bộ. Từ lâu, người ta đã biết tận dụng loài thực vật này để điều trị một số chứng bệnh liên quan đến xương khớp. Theo y học hiện đại, cây mía dò sở hữu dược tính khá mạnh, có thể ứng dụng vào sản xuất nhiều loại thuốc điều trị.
1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây mía dò
Trước khi phân tích chi tiết tác dụng dược tính, xin giới thiệu qua về nguồn gốc và đặc điểm hình thái của cây mía dò.
1.1. Nguồn gốc
Cây mía dò hay còn được biết đến với danh pháp khoa học Cheilocostus Speciosus. Đây là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á. Bên cạnh đó, mía dò còn phát triển tương đối mạnh tại một số nước Đông Bắc Á như Đài Loan, Trung Quốc.
Cây mía dò tập trung nhiều tại khu vực miền núi và thung lũng Bắc Bộ
Tại nước ta, mía dò chủ yếu phát triển mạnh tại khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ. Trong đó, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn,… là một số tỉnh tập trung số lượng lớn cây mía dò ngoài tự nhiên.
Ngoài ra, loài thực vật này cũng phát triển tương đối mạnh tại khu vực Tây Nam Bộ. Chúng chủ yếu mọc hoang, sinh trưởng tốt mà không cần chăm bón nhiều.
1.2. Đặc điểm hình thái
Dưới đây là một vài đặc điểm hình thái cơ bản của cây mía dò sinh trưởng tại Việt Nam:
Thân cây: Mía dò thuộc nhóm thực vật thân thảo, sinh trưởng lâu năm, chiều cao trung bình từ 1m đến 3m. Thân cây khi còn non thường bao bọc bởi lớp vảy có lông.
Rễ cây: Tương đối to, phía bên trong xốp giòn, rễ cây mía dò hiếm khi bị phân nhánh.
Lá cây: Hình dáng tương tự lưỡi mác, thuôn dài, mỗi chiếc lá có chiều dài trung bình từ 15cm đến 20cm. Lá mía dò thường mọc so le nhau, kèm theo phần bẻ. Mặt bên trên của lá mịn nhẵn, trong khi đó mặt phía dưới lại bao phủ bởi một lớp lông. Màu sắc lá chuyển dần từ màu xanh nhạt sang trắng ngà và đỏ thẫm khi lá già đi.
Hoa: Mọc chủ yếu tại phần đầu thân, mỗi bông hoa mọc khá sát nhau. Hoa mía dò màu trắng, không cuống, hình dáng tương tự quả trứng.
Quả: Sau khi hoa tàn đi, quả sẽ xuất hiện. Quả của cây mía dò có chiều dài trung bình 1.3cm, hình dán bầu dục hoặc gần giống quả trứng. Bên trong quả luôn chứa hạt. Từ tháng 7 đến tháng 11 chính là mùa quả mía dò.
Hình ảnh cây mía dò
Ngoại trừ hoa và quả thì hầu hết bộ phận trên cây mía dò đều có thể tận dụng làm thuốc. Trong đó, rễ và cành non là 2 bộ phận dùng để điều chế thuốc nhiều nhất.
2. Tác dụng của cây mía dò theo Tây y và Đông y
Tác dụng của cây mía dò trong điều trị bệnh đã được cả Đông y và Tây y công nhận.
2.1. Theo Tây y
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng mía dò có tác dụng khá tốt trong hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Cụ thể như:
Giảm kích thước tuyến ức: Thử nghiệm trên các cá thể chuột bạch non cho thấy tinh chất trong cây mía dò giúp giảm kích thước tuyến ức trung bình từ 34% đến 50%. Cụ thể, người ta tiêm tinh chất mía dò với liều lượng 0.3g/kg đến 0.5g/kg vào khu vực dưới da của cá thể chuột bạch tham gia thử nghiệm.
Chống viêm: Thành phần dưỡng chất trong cây mía dò khá giàu chất chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm cấp và mãn tính.
An thai: Một số bộ phận trên cây mía dò phù hợp sử dụng làm thuốc an thai. Từ nghiên cứu thực tế, các nhà khoa học nhận ra rằng thành phần trong loài thực vật này không tác động tiêu cực đến quá trình sinh nở của động vật nói chung. Tuy vậy nghiên cứu này vẫn cần thời gian để chứng minh.
Hỗ trợ giảm đau: Hợp chất saponin tách suất từ cây mía dò được chứng minh là có khả năng làm giảm hiện tượng viêm, giảm đau.
Hỗ trợ điều trị bệnh lý gan thận và đường tiết niệu: Nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh được rằng cây mía dò giúp điều trị khá tốt bệnh lý về gan thận, đường tiết niệu. Bởi mía dò vốn sở hữu đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tốt.
Điều hòa đường huyết: Áp dụng bài thuốc từ cây mía dò có thể làm giảm chỉ số đường huyết. Đồng thời, điều hòa lipid máu, hạn chế phần nào tình trạng động mạch bị xơ vữa.
Kháng khuẩn, giảm cảm cúm: Một số hợp chất trong cây mía dò có khả năng kìm hãm và loại bỏ virus gây cảm cúm. Từ đó giúp cơ thể hạ sốt nhanh, giảm cảm cúm.
Giúp lợi tiểu: Dùng sản phẩm từ cây mía dò một cách có liều lượng giúp giảm phù thũng. Đồng thời, hạn chế tình trạng tăng huyết áp, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
Cây mía giò hỗ trợ điều trị giảm đau, điều hòa đường huyết khá tốt
Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng cây mía dò giúp hỗ trợ phòng chống ung thư tương đối khả quan. Bên cạnh tác dụng điều trị bệnh, mía dò còn phù hợp sử dụng như một loại rau thơm bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.
2.2. Theo Đông y
Theo Đông y, mía dò vốn sở hữu vị chua đắng nhưng tính mát, chứa ít độc tính. Loài thực vật này hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể tương đối tốt. Phần rễ từ cây mía dò hay được sử dụng để trị giun.
Từ hàng trăm năm nay, người ta đã biết dùng mía sau để điều trị chứng bệnh liên quan đến phù thũng, tiểu khó, xương khớp, đau nhức do viêm nhiễm, giải cảm.
3. Các loại thuốc phổ biến từ cây mía dò
Sau đây là một vài bài thuốc trị bệnh đơn giản sử dụng nguyên liệu chính là cây mía dò. Lưu ý: tất cả các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng cần có chỉ định của các bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
Cây mía dò có thể trị viêm tai
Bài thuốc trị viêm tai: Bạn xay nhuyễn hoặc dã nát phần ngọn của cây mía dò rồi chắt lấy nước. Hàng ngày, bạn nhỏ phần nước cốt từ cây mía dò vào bên tai bị viêm và dùng bông thấm, thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc trị viêm thận phù thũng: Đun sôi khoảng 15gr mía dò trong khoảng 20 phút và uống phần nước chắt hàng ngày.
Bài thuốc trị mụn nhọt, ngứa rát: Dùng khoảng 100gr mía dò sắc cùng nước, cô đặc lại. Sau đó, thoa lên khu vực bị đau hoặc ngứa rát. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước sắc cùng mía dò hàng ngày.
Bài thuốc trị tiểu khó: Kết hợp mía dò cùng bồ công anh, râu ngô. Cùng với đó là cam thảo, rau má, bạch mao căn, bông mã đề. Mỗi loại nguyên liệu, bạn cân đủ 10gr và đem đi sắc cùng nước. Hàng ngày, bạn uống đoạn thứ 2 đến 3 lần (không nên uống vào thời điểm buổi tối).
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp: Bạn sắc khoảng 20gr mía dò cùng nước và dùng hàng ngày.
Bài thuốc giải cảm: Bạn luộc phần rễ mía dò hoặc sắc cùng nước, dùng hàng ngày cho đến khi triệu chứng cảm giảm hẳn.
4. Cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng cây mía dò?
Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây mía dò, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý dùng. Bởi trong mía dò vẫn tồn tại một lượng nhỏ độc tính.
Bạn không nên dùng mía dò trong thời gian dài
Nếu dùng quá liều, cơ thể thường xuất hiện triệu chứng như đau bụng, nôn ói, hoa mắt chóng mặt. Trường hợp nhận thấy cơ thể có những triệu chứng trên, bạn tốt nhất nên tạm dừng áp dụng bài thuốc từ cây mía dò.
Với mía dò chưa qua sơ chế, ở dạng tươi, bạn không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo kỹ ý kiến thầy thuốc nếu có ý định dùng mía dò.
Tác dụng điều trị bệnh của cây mía dò đã được công nhận bởi cả nghiên cứu trong Tây y và Đông y.
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân Melatec