Cây bòng ( cây bưởi ) có những công dụng bất ngờ với sức khỏe, sắc đẹp

Cây bòng hay cây bưởi là một loại cây ăn quả đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, cây bưởi có những công dụng gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu đặc điểm và những giá trị mà loại cây này mang lại cho con người.

1. Đặc điểm của cây bòng

Nhiều địa phương ở nước ta gọi cây bưởi là cây bòng. Đây là loài cây thuộc họ Rutaceae – Cam quýt, tên khoa học là Citrus Grandis. Tại Việt Nam, cây được trồng chủ yếu để lấy trái với sản lượng lớn, đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Nhờ đó mà lợi ích đầu tiên có thể thấy là quả bưởi mang lại giá trị về mặt kinh tế nhất định cho người dân.

Cây bòng có những đặc điểm như sau:

Thân: Thuộc nhóm cây thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 2 – 5m, thân tròn, vỏ vàng nhạt, thường có khe nứt trên thân, đôi khi còn chảy nhựa vàng và chia làm nhiều nhánh.
Lá: Hình bầu dục, tròn hai đầu, to và dày, chiều dài thường dao động từ 12 – 20cm, rộng khoảng 5 – 7cm.
Hoa: Cây bưởi thường trổ hoa vào mùa xuân, mọc thành chùm ở phần đầu ngọn của nhánh hoặc nách lá, mùi thơm, màu trắng, dạng hoa kép.
Quả: Quả bòng có hình cầu lớn, khi nhỏ có màu xanh đến lúc chín sẽ chuyển sang màu vàng, bên trong chia làm nhiều múi, được ngăn cách bởi lớp vỏ bọc màu trắng, mọng nước, thơm ngon và có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Bưởi hay bòng là loài cây đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam

Bưởi hay bòng là loài cây đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam

2. Những công dụng của cây bòng đối với đời sống con người

Bưởi có nhiều tác dụng với đời sống con người như:

Trồng cây làm cảnh, lấy bóng mát

Cây bưởi được trông rất phổ biến tại các làng quê Việt Nam, không chỉ có tác dụng lấy quả ngọt mà còn giúp làm cảnh, che bóng mát cho sân vườn.

Làm đẹp

Vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu do đó thường được điều chế để dưỡng da, chăm sóc tóc, xông hơi,… Một trong những công dụng mà được nhiều chị em khai thác là dùng vỏ bưởi để nấu nước gội đầu. Cách này sẽ giúp kích thích tóc mọc nhanh, suôn mượt, óng ả.

Vỏ quả bòng thường được nhiều chị em nấu nước để gội đầu

Vỏ quả bòng thường được nhiều chị em nấu nước để gội đầu

Tốt cho sức khỏe

Quả bưởi là một trong những loại trái cây có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt làm hàm lượng Vitamin C cao. Chính vì vậy, việc ăn bưởi thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, ho, viêm nhiễm,…

Hỗ trợ giảm cân

Bưởi có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, hàm lượng chất xơ và Vitamin cao lại ít calo. Việc ăn bưởi thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn đồng thời kích thích cơ thể sản xuất Hormone Cholecystokinin. Loại hormone này có có khả năng điều hòa dịch tiêu hóa, cho tác dụng tương tự như một hợp chất hạn chế cơn đói.

Giảm mệt mỏi

Nhờ thành phần có chứa Nootkatone – Hợp chất có khả năng cải thiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Do đó, ăn bưởi sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi do làm việc quá sức. Pha 1 ly nước bưởi và thêm một ít chanh sẽ vừa là thức uống giải khát vừa giúp bạn tỉnh táo và thúc đẩy gia tăng năng lượng nhanh chóng.

3. Thành phần hóa học và những bài thuốc từ cây bưởi

Không chỉ là loài cây cho quả, bưởi còn được biết đến với những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Thành phần

Mỗi bộ phận của cây bưởi có chứa những thành phần khác nhau.

Phần lá, hoa và vỏ bưởi có nhiều tinh dầu, chủ yếu là Dipenten, Linalola, Xitrala, Este,…
Trong vỏ quả bưởi, ngoài tinh dầu ra còn chứa Pectin Naringin, các men Peroxidaza, Amylaza, đường Ramnoza, vitamin A và C, Hesperidin,…
Trong các múi bưởi có chứa Acid Citric, đường, Lycopin, men Amylaza, Peroxidaza. Ngoài ra, quả bưởi còn có chứa khoảng 15 loại vitamin khác nhau, đặc biệt là Vitamin C, A và B1.
Hạt bưởi có chứa nhiều Pectin và dầu béo.

Những bài thuốc từ cây bòng

Từ xưa đến nay, cây bòng được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh bao gồm:

Lá bưởi thường được nấu để xông trị cảm cúm, đau nhức xương khớp.
Sắc nước vỏ bưởi uống giúp điều trị chướng bụng, đau bụng, không tiêu, ho,…
Dùng vỏ hạt bưởi để cầm máu hoặc dùng để giữ nếp cho tóc.
Nước ép bưởi có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, Vitamin C và là nguyên liệu để điều chế Acid Citric.
Hoa bưởi thường được sử dụng để tạo mùi thơm tự nhiên khi làm bánh.
Bưởi có thành phần calo rất thấp nên thường được dùng để hỗ trợ giảm cân.
Tinh dầu chiết xuất từ lá, vỏ bưởi có tác dụng chống lại nấm Aspergillus Flavus.
Hạt bưởi chữa chốc đầu ở trẻ em bằng cách xâu vào sợi thép rồi đốt thành than nghiền nhỏ. Rửa sạch vị trí bị chốc đầu và lau khô, bôi than hạt bưởi lên. Mỗi ngày bôi 1 – 2 lần và liên tục từ 3 – 6 ngày.

Lá bưởi thường được dùng để nấu xông trị ho, cảm cúm, viêm họng

Lá bưởi thường được dùng để nấu xông trị ho, cảm cúm, viêm họng

4. Một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ cây bòng

Khi sử dụng các sản phẩm từ cây bòng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Những người đang có vấn đề về dạ dày, tá tràng hoặc viêm tụy thì không nên ăn bưởi.
Không ăn bưởi lúc bụng đói, sau khi uống rượu, hút thuốc.
Không ăn bưởi cùng lúc khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp, thuốc điều trị loạn nhịp, thuốc kháng histamin, thuốc statin, thuốc chống thải ghép hoặc Corticosteroid điều trị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng,…

Mặc dù cây bòng mang lại nhiều lợi ích cho con người nhưng chỉ nên tiêu thụ với hàm lượng thích hợp, không nên quá lạm dụng dẫn đến những tác dụng ngược gây ảnh hưởng sức khỏe. Trong một số trường hợp nhất định như có bệnh lý nền, đang sử dụng thuốc,… bạn cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia y tế về vấn đề có sử dụng bưởi được hay không.

Ăn bưởi thường xuyên là cách giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Ăn bưởi thường xuyên là cách giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Nếu bạn sử dụng các sản phẩm của cây bòng để làm thuốc chữa bệnh, cần phải đảm bảo có sự hướng dẫn và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, tốt nhất nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Khi đó, bạn có thể hỏi bác sĩ về những bài thuốc từ cây bưởi có thích hợp để sử dụng hay không.