Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân và một số cách phòng tránh.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, từ tháng 4 – 8 là thời điểm thường gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm. Ngoài nguyên nhân thời tiết thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, còn có các lý do như ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ, cũng như quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chưa đúng cách.
Bên cạnh đó, do ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, thực phẩm không qua gia nhiệt, thức ăn đường phố, nước giải khát, nước đá tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, du lịch…

Ngộ độc thực phẩm - nguyên nhân và cách phòng ngừa (03/06/2020)

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), vi khuẩn có mặt khắp môi trường trong đất, không khí, nước, cơ thể người và động vật. Các vi sinh vật này phát triển nhanh hơn trong những tháng hè ấm áp. Hầu hết các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ từ 32,2°C đến 43,3°C. Vi khuẩn cũng cần độ ẩm để phát triển, và thời tiết mùa hè thường nóng và ẩm.
Trong điều kiện thích hợp, vi khuẩn có hại trên thực phẩm có thể nhanh chóng gia tăng số lượng theo cấp số nhân. Khi điều này xảy ra, người ăn phải thực phẩm có thể bị nhiễm bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, thực phẩm sống có nguồn gốc từ động vật như thịt sống, trứng sống, sữa chưa tiệt trùng, động vật có vỏ (nghêu sò ốc hến) sống là những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất.
Nhất là với động vật có vỏ, do chúng lọc nước biển lấy vi sinh vật làm thức ăn nên dễ bị nhiễm khuẩn nếu có bất kỳ mầm bệnh nào trong nước biển.
Tuy nhiên, việc nấu chín thịt và hải sản sẽ tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

USDA khuyến cáo, nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm là do ăn đồ ăn ở nhà hàng, quán ăn bán mang về và thực phẩm chế biến sẵn.
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn không nên ăn bất kỳ món ăn nào chứa thịt sống, hải sản sống, trứng sống, rau mầm sống.

15 thói quen sai lầm trong nấu ăn dẫn đến ngộ độc thực phẩm
Nếu thức ăn được mang ra chưa chín, hãy yêu cầu nhà hàng làm lại. Hãy chắc chắn rằng thực phẩm đã được nấu chín ở nhiệt độ đảm bảo an toàn.
Nếu bạn mua đồ bán mang về hoặc gói lại đồ ăn thừa mang về, hãy luôn nhớ bảo quản lạnh các thực phẩm dễ hỏng càng sớm càng tốt trong vòng 2 giờ đồng hồ, hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ không khí trên 32,2 độ C.
Để đảm bảo an toàn trong sản xuất thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế lưu ý cần hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản, đảm bảo an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương…
Chỉ sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm trong điều kiện không đông đá tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếm khí phát triển, như Clostridium botulinum.

Bạn cũng cần lưu ý với trái cây và rau củ ăn sống. Rửa với nước có thể giảm nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm bẩn.
Các loại rau mầm cũng cần lưu ý vì điều kiện nảy mầm của chúng thường lý tưởng cho cả vi sinh vật và mầm, và chúng lại thường được ă sống.
Nước ép trái cây chưa tiệt trùng cũng có thể bị nhiễm khuẩn nếu có mầm bệnh trong hoặc trên trái cây được sử dụng để làm nước ép.
Tất nhiên, thực phẩm nấu chín nếu không được xử lý an toàn cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích được cho quý đọc giả, để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.