Cây Rau Mác : Loài rau dại vừa ăn được vừa có công dụng chữa bệnh.

Rau mác là cây dại mọc hoang, cùng họ với lục bình. Ít ai biết loài cây này có tác dụng chữa bệnh, chẳng hạn như mụn nhọt, rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn đang quan tâm đến cây rau mác, đừng bỏ qua nội dung bài viết bên dưới.

1. Sơ lược cây rau mác

Một số địa phương gọi cây rau mác là cây từ cô hay hèo nèo, rau chóc,…

Đặc điểm tự nhiên

Rau mác thuộc loài cây thân thảo, có rễ và thân dạng củ, sống dưới nước. Lá cây hình mũi mác nên được gọi cây rau mác. Đặc điểm nổi bật nhất của lá là cuống và bẹ rất to, gân lá hình chân vịt. Cây rau mác là thực vật có hoa. Hoa mọc thành cụm giữa các cụm lá. Quả bế dẹt, có 1 hạt bên trong. Hoa nở vào tháng 5 – 7 và kết quả vào tháng 9 – 11.

Phân bố sinh thái

Trên thế giới, cây rau mác phân bố nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, loài cây này mọc nhiều ở khu vực đầm lầy, ẩm ướt hay tại những vùng nước nông. Cây có thể mọc thành cụm hoặc mọc rải rác. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là nơi dễ dàng tìm thấy cay rau mác.

Cây rau mác cùng họ lục bình, ưa sống vùng đầm lầy sông nước

Cây rau mác cùng họ lục bình, ưa sống vùng đầm lầy sông nước

Bộ phận sử dụng

Cây rau mác có thể dùng để chế biến món ăn hoặc dùng làm thảo dược chữa bệnh. Hầu như các bộ phận của cây đều được sử dụng, nhất là rễ, thân rễ (củ) và lá. Vì cây sẽ lụi tàn vào cuối thu, đầu đông nên vào mùa hè, người ta sẽ bắt đầu thu hoạch rau mác. Chỉ riêng phần củ là được đào mùa đông, sau khi cây lụi tàn. Dược liệu sau khi thu hoạch về thi phân loại, rửa sạch và phơi khô để sử dụng dần.

Thành phần hóa học

Người ta tìm thấy trong cây rau mác có chứa rất nhiều thành phần hóa học, cụ thể như sau.

Rễ: Chứa hơn 150 acid amin cùng các men ức chế protein A và B.
Thân rễ (củ): Nước 69%, protein 5%, chất béo 0,2%, cacbohidrat 27,3%, tro 1,6%, chất xơ 0,8%, canxi 16 mg%, sắt 1,4 mg%, đường glucose, fructose,…
Lá: Nước 91,6%, protid 2,4%, glucid 1,5%, cellulose 3,1%, tro 1,4%, calcium 61 mg%, phosphor 1,7 mg%, carotene 3.6 mg%, vitamin C 12,7 mg%,…

2. Công dụng của cây rau mác
Cây rau mác là món ăn quen thuộc của người dân vùng sông nước miền Tây. Ngoài ra, cây còn có tác dụng chữa bệnh. Và người ta cũng tận dụng một số bộ phận bỏ đi của cây để làm thức ăn cho gia súc.

Chế biến món ăn

Các bộ phận của cây rau mác được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Chẳng hạn, bẹ và lá non có thể ăn sống hoặc làm gỏi như gỏi bắp chuối. Hay bẹ cây dùng để luộc với rau rừng rồi chấm mắm, xào với tép ăn cùng cơm, muối chua, nấu canh chua hay nhúng lẩu như bông súng, rau nhút,…

Bẹ cây rau mác là món ăn quen thuộc của người miền Tây sông nước

Bẹ cây rau mác là món ăn quen thuộc của người miền Tây sông nước

Hỗ trợ chữa bệnh

Trong Đông y, cây rau mác có tính mát, vị đắng ngọt, ít có độc, có tác dụng giảm đau sưng, trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt, cầm máu,… Cây được sử dụng trong điều trị đau khớp, đau đầu, mụn nhọt, trĩ,…

Trong Y học hiện đại, cây rau mác có đặc tính giảm đau và chống viêm. Thí nghiệm trên chuột trắng cho thấy cao chiết từ rau mác giúp làm giảm tình trạng viêm cũng như giảm các cơn đau hiệu quả.
3. Liều dùng và cách dùng cây rau mác chữa bệnh
Giống như các cây dược liệu khác, khi sử dụng rau mác để chữa bệnh thì bạn không được tùy tiện mà phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước.

Liều dùng

Liều dùng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Ngoài ra, việc dùng để chế biến món ăn hay làm thuốc chữa bệnh cũng có ảnh hưởng nhất định đến liều dùng. Để an toàn thì bạn có thể hỏi ý kiến của thầy thuốc Đông y.

Nên tuân thủ liều dùng khi sử dụng cây rau mác để chữa bệnh

Nên tuân thủ liều dùng khi sử dụng cây rau mác để chữa bệnh

Cách dùng

Bạn có thể dùng cây rau mác tươi hoặc khô đều được. Thuốc có thể dùng để đắp ngoài hoặc sắc lấy nước uống. Những bài thuốc hay từ rau mác như sau.

Trị phát ban, nổi mẩn ngứa, mề đay: Dùng củ rau mác và củ mài với lượng như nhau, giã nhuyễn rồi đem phơi khô và tán thành bột, đắp lên vùng da bị ngứa.
Chữa mụn nhọt: Rửa sạch 1 nắm lá rau mác tươi, giã nát và đắp lên chỗ mụn nhọt, sau đó băng kín lại. Cứ mỗi 2 giờ thì thay một lần, thực hiện liên tục trong 2 – 3 ngày.
Điều trị phù nề, phù thũng: Dùng 20 rau mác khô, 12 gam rễ thủy xương bồ sắc với 600ml nước, đến khi còn 200ml thì ngưng sắc, gạn lấy nước rồi uống, chia làm 2 – 3 lần/ ngày.
Chữa rối loạn tiêu hóa: Rửa sạch 100 rễ củ rau mác, cạo bỏ vỏ, giã nát, vắt lấy nước rồi uống, chia làm 2 – 3 lần/ ngày và uống liên tục 2 – 3 ngày.
Trị vết rắn cắn: Rửa sạch và giã nát một nắm rễ và lá rau mác, sau đó cho thêm một ít nước vào rồi gạn lấy nước uống, còn phần bã đắp vào chỗ vết thương. Sau khi sơ cứu thì nhanh chóng đến bệnh viện.
Trị khí hư: Dùng 30g rễ rau mác giã nhuyễn trộn với một ít mật ong và đem hấp cách thủy. Uống khi còn nóng và uống liên tục trong 1 tuần.
Trị mồ hôi nách: Mồ hôi nách ra nhiều và có mùi hôi, bạn hãy giã một nắm lá cây rau mác non rồi đắp vào nách trước khi đi ngủ. Đến sáng hôm sau thì thoa nước cốt chanh lên vùng nách và tắm rửa sạch sẽ.

Cây rau mác có tác dụng trị nổi mẩn ngứa, phát ban

Cây rau mác có tác dụng trị nổi mẩn ngứa, phát ban
Có thể thấy, rau mác không đơn thuần là loại rau được người dân vùng sông nước yêu thích, mà còn là cây dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Nhưng để an toàn thì bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi quyết định sử dụng, nhất là khi kết hợp với thuốc Tây y để trị bệnh.