Bưởi và nước ép bưởi là thực phẩm tốt cho sức khỏe, hơn nữa cũng có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Bổ sung một ly nước ép bưởi giúp cơ thể nhận được lượng lớn Vitamin C, Kali và lycopene. Cụ thể về tác dụng của bưởi, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Thành phần quả bưởi
Phần chúng ta ăn được trong quả bưởi là múi bưởi, trong múi bưởi có chứa rất nhiều dinh dưỡng như: Vitamin C, Kali, chất xơ,… Có nghiên cứu đã chỉ ra, quả bưởi chứa đến hơn 15 loại Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Bưởi là loại quả chứa nhiều Vitamin và khoáng chất
Mỗi thành phần dinh dưỡng lại có tác dụng khác nhau với sức khỏe.
Bên cạnh đó, quả bưởi có chứa rất ít calo, hàm lượng calo được đánh giá thuộc nhóm thấp nhất trong các loại trái cây thường ăn.
2. Tác dụng của bưởi có thể bạn chưa biết
Những tác dụng điển hình của quả bưởi đem đến cho sức khỏe con người có thể kể đến như:
2.1. Tốt cho hệ miễn dịch
Ăn bưởi thường xuyên giúp bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh do bổ sung hàm lượng lớn Vitamin C cùng các chất chống oxy hóa khác, hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm tổn thương tế bào do gốc tự do.
Trong 1 số nghiên cứu cho thấy, những người mắc chứng cảm lạnh thông thường khi bổ sung nhiều Vitamin C thì thời gian hồi phục được rút ngắn đáng kể. Ngoài hàm lượng Vitamin C cao thì trong trái bưởi cũng chứa nhiều Vitamin A có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh truyền nhiễm, cải thiện tình trạng viêm sưng.
Bưởi có tác dụng tốt cho hệ miễn dịch
Khi có được hệ miễn dịch khỏe mạnh, cùng các dinh dưỡng bưởi cung cấp như Vitamin B, đồng, kẽm, sắt,… làn da của bạn cũng khỏe mạnh, mịn màng hơn.
2.2. Bưởi giúp giảm cảm giác thèm ăn
Làm sao để giảm cảm giác thèm ăn và từ đó giảm lượng thức ăn, đặc biệt là các thực phẩm giàu calo là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ đang cần giảm cân quan tâm. Mùi thơm của trái bưởi có tác dụng giảm cảm đói bụng và thèm ăn. Hơn nữa sau khi ăn bưởi, cơ thể tiết ra nhiều hơn hormone cholecystokinin có tác dụng điều hòa dịch tiêu hóa, ức chế cơn đói.
Hàm lượng chất xơ cao lại ít calo nên bưởi cũng là lựa chọn tốt để bạn thỏa mãn cơn đói, tránh ăn quá nhiều gây phá vỡ kế hoạch giảm cân.
2.3. Giảm sốt, hỗ trợ chữa cảm ốm thông thường
Nước ép trái bưởi cung cấp cho cơ thể lượng lớn Vitamin C cùng nước, làm dịu cảm giác khó chịu khi bạn bị sốt. Cùng với đó, tác dụng tăng cường miễn dịch, bổ sung dịch cho cơ thể, hương vị thơm ngon dễ ăn nên bưởi là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang bị sốt hay mắc các bệnh cảm ốm thông thường.
Vitamin C có trong cam, bưởi rất tốt cho cơ thể
Trái bưởi còn rất giàu quinine tự nhiên – một chất thuộc nhóm kiềm, hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét, viêm khớp, cải thiện chứng chuột rút về đêm. Chất này khá hiếm gặp trong thực phẩm tự nhiên, bưởi là một trong số ít loại quả chứa nó. Bạn có thể giúp cơ thể hấp thu tốt hơn chất quinine từ quả bưởi bằng cách đun sôi ¼ trái bưởi và xay thành bột.
Cúm là bệnh thường gặp do virus gây ra, trong trái bưởi có chất Naringin là một loại flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Khi ăn bưởi, chất này trong cơ thể sẽ hoạt động như một chất kháng virus, đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
2.4. Ăn bưởi để cải thiện chứng khó tiêu
Khó tiêu là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, nguyên nhân có thể do thực phẩm bạn ăn hoặc thói quen ăn uống không tốt, khi đó bưởi là thực phẩm phù hợp giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tác dụng trị chứng khó tiêu của bưởi khá nhanh nhờ việc làm dịu cơn nóng và kích ứng của dạ dày.
Ăn bưởi giúp giảm triệu chứng bệnh tiêu hóa
Bên cạnh đó, sau khi ăn bưởi, dịch chất tiêu hóa trong đường ruột cũng được đẩy mạnh lưu thông, từ đó giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nguyên nhân được cho là do hàm lượng chất xơ cao và bột thực vật có trong trái bưởi, ăn thường xuyên cũng hỗ trợ điều hòa chu kỳ bài tiết của cơ thể.
Nhờ những lợi ích trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng chiết xuất bưởi trong y học hiện đại với mục tiêu cải thiện tiêu hóa, khắc phục chứng đầy hơi khó tiêu.
2.5. Ăn bưởi giúp cải thiện chứng hạ đường huyết
Trong bưởi có chứa chất naringenin có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, tăng độ nhạy của insulin. Điều này rất có lợi với các bệnh nhân tiểu đường, nếu ăn thường xuyên có thể làm giảm lượng glucose, hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường. Ở người không mắc bệnh, ăn bưởi thường xuyên cũng được khuyến cáo để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Có thể thấy, bưởi không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
3. Bưởi và tương tác thuốc
Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng tốt, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi ăn bưởi và uống thuốc cùng một thời điểm có thể gây tương tác, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chất Furanocoumarin có trong trái bưởi cũng như các loại quả cùng họ khác, ảnh hưởng tới quá trình phân hủy thuốc trong cơ thể.
Tránh uống thuốc ngay sau khi ăn bưởi
Trường hợp nghiêm trọng chất này trong bưởi có thể làm giảm khả năng hấp thu thuốc, tăng hàm lượng thuốc trong máu và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi bạn ăn khoảng 1 trái bưởi hoặc 200ml nước ép bưởi, nồng độ chất Furanocoumarin có thể gây tương tác thuốc đáng kể và tác dụng không mong muốn.
Các loại thuốc thường có tương tác với bưởi bao gồm: thuốc Statin làm giảm cholesterol, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tim mạch, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm lo âu, thuốc ngăn chặn đào thải nội tạng, thuốc chống say tàu xe, thuốc kiểm soát động kinh, thuốc ho, thuốc thay thế hormone, thuốc giảm đau, thuốc điều trị rối loạn cương dương,…
Như vậy, dù tác dụng của bưởi rất nhiều với sức khỏe nhờ bổ sung Vitamin C cùng dinh dưỡng khác song bạn nên tránh sử dụng chung với thuốc điều trị để tránh rủi ro cho sức khỏe.