Con à, mẹ muốn nói với con “hiếu thuận” là gì? Nếu “hiếu” chỉ là hiếu kính cha mẹ, vậy “thuận” sẽ chỉ là thuận theo cha mẹ. Như thế phải chăng dù cha mẹ có nói bất kỳ điều gì con cũng đều phải làm theo?
Gửi con yêu,
Con à, mẹ muốn nói với con “hiếu thuận” là gì? Nếu “hiếu” chỉ là hiếu kính cha mẹ, vậy “thuận” sẽ chỉ là thuận theo cha mẹ. Như thế phải chăng dù cha mẹ có nói bất kỳ điều gì con cũng đều phải làm theo?
Nếu con phạm tội giết người, phạm tội lừa đảo thì làm thế nào đây? Vậy phải chăng cha mẹ đang đúng? Đương nhiên không phải!
Nếu mẹ thường xuyên mắc lỗi lầm? Con cũng phải thuận theo mẹ sao? Con sẽ không ngốc như vậy chứ!
Mẹ sinh ra con không phải để rạng rỡ tổ tông, mà bởi con đáng được trải nghiệm thế giới này!
Nếu nói vì mẹ đã sinh con nuôi con bao năm nay nên con phải hiếu thuận với mẹ, như vậy hợp lý chăng? Không con ạ, mẹ chỉ hy vọng một sinh mệnh bé nhỏ sẽ cùng đồng hành với cha mẹ trải nghiệm thế giới này, bởi mẹ biết nó đáng giá để thử một lần!
Không phải vì áp lực xã hội, không phải vì rạng rỡ tổ tông, và càng không phải vì lo lắng không người chăm sóc lúc tuổi già. Mẹ sinh con mà không có sự đồng ý từ con, vậy trước khi con có thể tự nuôi sống chính mình, việc mẹ nuôi dưỡng và giáo dục con là việc mẹ phải làm.
Điều này có thể trở thành cái lý để con phải hiếu thuận không? Mẹ không muốn kiểm soát con, cũng không muốn thâu tóm 2 chữ hiếu đạo. Tình yêu của con đối với cha mẹ là thiên bẩm và bản cʜất tự nhiên, liệu ai có thể pʜá vỡ đây?
… Chỉ có thể là chính cha mẹ, những người đã tự cường điệu hóa 2 chữ “hiếu thuận”. Không phải là không tin vào mình, mà chính là không tin vào con cái, mới dùng hai chữ “hiếu thuận” này như những điều lệ ép buộc.
“Cha mẹ cũng là muốn tốt cho con”
Lực sát thương của câu nói này lớn quá! Nếu mẹ không quan tâm đến suy nghĩ của con, can thiệp vào đời sống riêng tư của con, rồi nói “mẹ cũng là muốn tốt cho con, sau này con phải hiếu thuận với mẹ” thì thật … đáng cười!
“Cha mẹ cũng là muốn tốt cho con”, câu này sẽ khiến con không thể phản bác, cũng chẳng thể làm gì. Vậy cuối cùng, điều gì mới là “tốt” cho con?
Cha mẹ sẽ trải đường để con bước hay con muốn tự chọn con đường riêng cho mình? Sẽ luôn có những nguy hiểm và khó khăn, dù mẹ biết rõ đó là cái bẫy, nhưng nếu con cứ muốn bước thì mẹ có thể làm gì?
Mẹ sẽ bảo con đừng làm như vậy, nói cho con biết cái lợi ʜại của nó, nhưng nếu ý con đã quyết thì mẹ chỉ có thể tự thuyết phục mình rằng nói nhiều cũng không bằng để con tự trải nghiệm một lần, chỉ cần không trái lương tâm, không trái pʜáp luật, con hoàn toàn có thể làm theo nguyện ý của con.
Trên con đường đã chọn, nếu lỡ bị thương, hãy quay đầu lại và nhớ rằng, bất cứ khi nào con vấp ngã, hối hận hay lạc lối, thì đừng quên vẫn còn có cha và mẹ luôn đứng đây đợi con.
Dù con không nghe lời khuyên bảo, mẹ cũng không nặng lời, không xa lánh, vì con đã biết tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình. Khi con nhận ra quyết định của mình là sai, đấy đã là cái giá đắt nhất mà con phải trả cho một bài học rồi.
Mẹ luôn chào đón con quay trở lại, tất cả sẽ vẫn như ban đầu, mẹ không quán thâu hiếu đạo, không phải là không yêu cầu con, mà là không muốn dùng nó trói cột con. Con phải tiếp tục cuộc sống của mình, mẹ dựa vào đâu để nói là không được?
Sinh con và nuôi con thật vất vả, nhưng sẽ không vì vậy mà mẹ yêu cầu “con phải hiếu thuận với mẹ”, những vất vả ấy không phải lỗi của con.
Tình thương mà con cái dành cho cha mẹ xuất pʜát tự đáy lòng, hiếu thuận ấy cũng chính là từ đây. Cha mẹ không phải “Đấng Toàn năng” nên con hoàn toàn có thể không đồng ý với quan điểm của cha mẹ, hãy nói ra suy nghĩ của riêng mình. Mẹ mong ngày ấy rồi sẽ đến!
Con à, mẹ không muốn trói buộc con bằng 2 chữ “hiếu thuận” để mong mỏi lúc về già có người chăm sóc.
Dù thế nào đi nữa, con vẫn luôn là tác phẩm mà mẹ tâm đắc nhất, cũng là người bạn tri kỷ mà mẹ thương yêu nhất.
Yêu con.