Ông nội U60 một mình chăm 11 cháu ở phố về quê nghỉ hè: Xem lịch trình hàng ngày khiến dân tình ‘bái phục’

Nói về trường hợp các ông bà chăm đàn cháu nhỏ về quê nghỉ hè thì có lẽ rất nhiều. Thế nhưng, nếu là một mình ông nội chăm 11 đứa cháu (không có bà, không có bố mẹ) thì đây là trường hợp đầu tiên mà tôi thấy.

Thật sự bái phục khi ông không chỉ chăm sóc các cháu ăn ngủ mà còn cho các cháu những trái nghiệm ở nông thông, tránh xa thiết bị công nghệ. Đặc biệt có 1 bé trong đó mới 16 tháng tuổi.
Thông tin này là hoàn toàn chính xác và xác thực vì đã được báo chí chính thống đăng tải. Tôi chia sẻ lại  chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể, hình ảnh ông nội U60 một mình chăm 11 đứa cháu ở Phúc Kiến (T/rung Q/uốc) đang lan truyền gần đây đã khiến cộng đồng mạng xôn xao thích thú. Được biết, người đàn ông ‘bản lĩnh’ này chính là ông Hoàng, ông có tổng cộng 5 người con trai, các con đều đã lập gia đình và sinh con đẻ cái.

hình ảnh

Ông Hoàng một mình chăm 11 cháu từ thành phố vè quê nghỉ hè, ảnh: DSD

Vợ ông Hoàng mất sớm, các con ai cũng lấy vợ ở xa nên mỗi dịp hè sẽ sắp xếp đưa các cháu về chơi với ông nội. 11 đứa cháu của ông Hoàng có “đủ nếp, tẻ”, đứa lớn nhất 12 tuổi và đứa nhỏ nhất chỉ mới 16 tháng tuổi.

Lịch trình hàng ngày của các ông cháu khi sống cùng ông nội sẽ xoay quanh những trải nghiệm về cuộc sống nông thôn, lao động đồng áng, chẳng hạn như trồng rau, hái quả, nhặt trứng,… Vì các cháu đa số đều ở thành phố, không muốn bầy cháu nhỏ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử nên ông nội đã nghĩ ra những hoạt động gần gũi với thiên nhiên để các cháu được trải nghiệm nhiều hơn.

hình ảnh hình ảnh hình ảnh

Ông hướng dẫn các cháu cùng nhau trải nghiệm những hoạt động ở nông thôn, ảnh: dSD

Dân tình càng thêm bái phục khi biết, ngoài những giờ lao động, vui chơi ngoài trời, ông Hoàng còn miệt mài dạy bầy cháu học. “So với cuộc sống hiện đại, tôi cũng mong các cháu khi còn nhỏ có thể thực sự vô tư lớn lên giữa trời đất, thiên nhiên thay vì lớn lên bên cạnh những chiếc màn hình, bàn phím…” – Ông Hoàng cho biết trong một bài phỏng vấn.

hình ảnh

Ông dạy các cháu học bài, tránh xa tivi điện thoại, ảnh: DSD

Ông nội U60 còn chia sẻ thêm, qua những kỳ nghỉ hè như thế này, ông cũng muốn thắt chặt mối quan hệ với các cháu của mình. Tuy ban đầu vì chưa quen nên nhiều cháu phàn nàn, than thở và khóc do mệt, không muốn trải nghiệm những điều ông nội đưa ra, thậm chí còn đòi bố mẹ đưa về nhà, nhưng sau vài ngày, các cháu đã thích nghi được và vô cùng háo hức, vui vẻ với kỳ nghỉ hè ở quê này.

Câu chuyện của ông Hoàng và 11 đứa cháu sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm và ủng hộ từ các bậc phụ huynh.

Ai cũng cho rằng, kỳ nghỉ hè như thế mới thật sự ý nghĩa, để lại nhiều bài học và kỷ niệm đáng nhớ trong tuổi thơ của trẻ. Nó vẫn tốt hơn rất nhiều so với việc suốt 3 tháng nghỉ hè, bố mẹ để con chăm chăm vào xem tivi, điện thoại, máy tính bảng…

Mời bà con đọc thêm thông tin: Vì sao kỳ nghỉ hè ‘về quê’ với ông bà lại là trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với trẻ sống ở thành phố

Mùa hè đến, nhiều phụ huynh đang lo lắng không biết gửi con ở đâu trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm thì chị Lê Thu Hiền, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa lại lựa chọn đưa con về quê với ông bà. Theo chị, sau nhiều tháng học tập với nhiều áp lực nên khoảng thời gian hè được về quê nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích, nhất lại được thăm và sống cùng ông bà sẽ khiến các con rất thích thú. Đã 3 năm nay, trước khi nghỉ hè khoảng 2 tuần, 2 cháu nhà chị lại hào hứng chuẩn bị quần áo và một vài vật dụng cần thiết để lên đường về quê. Quê chị Hiền không quá xa, chỉ cách thành phố 20 km nên việc đi lại khá thuận lợi. Các con chị đã nhiều lần được về sống cùng ông bà nội ngoại nên cũng đã quen nếp và bắt nhịp rất nhanh với nhịp sống nơi đây.

Hàng ngày, các con dậy sớm, theo bà đi chợ mua đồ rồi về quanh quẩn cùng bà chuẩn bị bếp núc, chờ nghe tiếng bước chân chạy rầm rập của lũ bạn hàng xóm réo nhau đi chơi là 2 đứa cùng nhau ùa ra nhập cuộc. Những đứa trẻ nông thôn thường tỏ ra rất thân thiện, quý mến và luôn nhường nhịn người bạn “thành phố” của mình. Chúng bày ra đủ thứ trò, hướng dẫn nhau rồi cùng nhau chơi một cách say mê hào hứng. Nào đánh khẳng, bắn bi, rồi thì trốn tìm, lùa bắt… Chiều đến, chúng gọi nhau chạy lên bãi ven sông chơi đá bóng, thả diều. Chả hôm nào về mà quần áo, đầu tóc lũ trẻ không lấm lem bùn đất, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, có đứa còn khàn đặc cả giọng vì la hét, cười đùa. Để rồi đến bữa cơm, đứa nào đứa nấy liên tục đưa bát cho bà xới chứ không còn nhõng nhẽo như mỗi bữa cơm thời điểm trong năm.

Hè về quê, trẻ không còn phải sinh hoạt theo khung giờ kín bưng, cứng nhắc, bố mẹ cũng không còn phải quá dè chừng vì cảnh con cái mình dán mắt vào ti vi, điện thoại, hay lo lắng khi con ra khỏi nhà là xe cộ đông đúc, người lạ. Ở quê, nhiều trẻ tỏ ra thích thú vì được thoải mái chạy nhảy, thỏa sức vui đùa cùng chúng bạn, được tận hưởng nhiều điều thú vị nơi làng quê yên bình mà nơi phố phường không thể nào có được.