Tang phiêu tiêu là dược liệu từ tổ con bọ ngựa sống trên cây dâu tằm, thường được sử dụng điều trị các chứng bệnh tiết niệu sinh dục ở cả nam giới và nữ giới, như chứng di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, tiểu dắt, đau thắt lưng, phụ nữ khí hư bạch đới, bế kinh,….Trong bài viết này, Thông tin chi tiết về vị thuốc Tang phiêu tiêu.
Hình 1: Tang phiêu tiêu
1 Tổng quan
1.1 Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tang phiêu tiêu.
Tên khác: Tổ bọ ngựa.
Tên khoa học: Ootheca Mantidis.
1.2 Mô tả đặc điểm
Tang Phiêu Tiêu là tổ chứa những quả trứng của loài bọ ngựa sống trên cây dâu tằm. Tang phiêu tiêu hình trứng màu vàng nâu hay nâu đen, rộng khoảng 1,5 đến 3cm và dài khoảng 2 đến 5cm.
Tang phiêu tiêu xốp, nhẹ, thô và dai. Bên trong có nhiều ngăn xếp, mỗi ngăn chứa 1 trứng. Khi đốt, tang phiêu tiêu khó cháy thành ngọn lửa, thành than đen khét.
Hình 2: Ootheca Mantidis
1.3 Phân bố, thu hái, chế biến
Ở nước ta, Tang phiêu tiêu xuất hiện ở tất cả những nơi có trồng dâu tằm.
Thời gian thu hoạch: Vào thời gian bọ ngựa mới bắt đầu sinh sản, trứng còn chưa nở (khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm).
Chế biến: Sấy khô cho chín trứng bên trong. Sau đó đem bảo quản trong túi kín ở nơi khô mát, tránh ẩm mốc và mối mọt.
Hình 3: Đặc điểm của Ootheca Mantidis
1.4 Bộ phận sử dụng
Toàn bộ tổ bọ ngựa dính trên cành dâu tằm.
2 Thành phần hoá học
Thành phần chính của tang phiêu tiêu bao gồm acid amin, calcium, lipid, protein, chất béo, sắt…
Hình 4: Thành phần hóa học của Tang phiêu tiêu
3 Công dụng
3.1 Theo y học cổ truyền
Tính vị: Vị thuốc Tang phiêu tiêu có vị ngọt, mặn, tính bình.
Quy kinh: Tang phiêu tiêu quy vào 2 kinh Thận và Can.
Công dụng: Bổ thận, cố tinh, ích tinh, thông kinh hoạt lạc, lợi thủy, thông chứng ngũ lâm.
Chủ trị: Di tinh, liệt dương, đái dắt, đau thắt lưng, kinh nguyệt bế. Điển hình nhất là trường hợp thận dương hư với những triệu chứng như mộng tinh, xuất tinh sớm, đái dầm ban đêm, khí hư…
4 Bài thuốc có chứa Tang phiêu tiêu
4.1 Trị liệt dương, tảo tiết
Sao vàng xém cạnh 10 tổ bọ ngựa, nghiền thành bột rồi trộn đồng lượng với bột mẫu lệ. Mỗi ngày uống một liều trước khi đi ngủ trong 3 ngày liên tục.
Hoặc
Tang phiêu tiêu, tỏa dương, long cốt, nhục thung dung, bạch Phục Linh, mỗi vị lấy đủ 40g, đem tán thành bột mịn, trộn cùng với Mật Ong lượng vừa đủ và làm hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng và tối), mỗi lần dùng 9g.
4.2 Trị di tinh, hoạt tinh
Sao vàng tổ bọ ngựa rồi nghiền thành bột, thêm bột long cốt (đồng lượng). Uống ngày 2 lần, liên tục trong một tuần.
4.3 Trị đái dầm, đái són
Sắc nước 10g tang phiêu tiêu cùng 15g long cốt rồi uống.
Tán thành bột các vị thuốc: tang phiêu tiêu (sao vàng), Ích Trí Nhân (sao qua), kim anh (bỏ hạt, sao vàng hoặc chưng với rượu), trộn đồng lượng. Uống mỗi ngày uống 2 đến 3 lần vào lúc đói với rượu hoặc nước ấm, mỗi lần dùng 8 đến 10g.
>4.4 Trị đi tiểu đau buốt, đi tiểu ra chất sánh váng như mỡ (cao lâm)
Sao vàng Tang phiêu tiêu rồi tán bột mịn. Uống 1 cái mỗi lần lúc đói với nước ấm hoặc với rượu.
4.5 Trị đi tiểu khó cầm ở phụ nữ
Sao Tang phiêu tiêu với rượu rồi tán nhỏ. Uống 8 g/lần với nước Gừng.
>4.6 Trị tiểu són, không cầm được khi có thai
Sao vàng 10 cái tổ bọ ngựa rồi tán nhỏ thành bột, chia 2 lần uống với nước cơm vào lúc đói.
4.7 Trị sa tử cung
Tang phiêu tiêu 50g, Hoàng Kỳ 15g, tán thành bột rồi cho vào dạ dày lợn (khoảng 400g) khâu kín lại. Chưng cách thủy đến khi thật nhừ rồi chia đều làm 3 lần, ăn trong ngày khi còn ấm nóng. Dùng 2 lần/tuần, mỗi lần cách nhau 4 ngày.
Chuẩn bị 15g tang phiêu tiêu, 30g hoàng kỳ, 15g bạch cập và 1 cái dạ dày lợn 400g và thực hiện tương tự như bài thuốc trên.
Hình 5: Vị thuốc Tang phiêu tiêu
4.8 Trị ghẻ độc
Tang phiêu tiêu, hoàng bá, bối mẫu, mỗi vị 20g; xạ hương 2g; nhũ hương 10g; ngạnh mễ (phấn) 8g; khinh phấn, hùng hoàng, mỗi vị 4g; diên đơn 40g. Trộn đều tất cả rồi nghiền thành dạng bột mịn. Bôi bột thuốc lên vùng da bị ghẻ.
>4.9 Bổ thận tráng dương
20g tang phiêu tiêu, Xuyên Khung, Ngũ Vị Tử, phúc bồn tử, mỗi vị 20g; Ba Kích nhục, Bạch Linh, Đỗ Trọng, bổ cốt chỉ, hồi hương, Ngưu Tất, nhục thung dung, Thục Địa, Sơn Thù nhục, Phòng Phong, Thạch Hộc, trầm hương, Tục Đoạn, mỗi vị 30g; lộc nhung, nhục Quế, phụ tử, thạch long nhục, thỏ ty tử, trạch tả, mỗi vị 40g. Trộn đều, tán thành bột mịn, tiếp tục trộn với rượu và hồ để hoàn thành viên. Uống 12 – 16 g/ngày với rượu ấm.
Tang phiêu tiêu nướng 20g, Trạch Tả 10g, Thỏ Ty Tử vừa đủ ngâm qua đêm với rượu. Trộn đều các vị thuốc trên, tán bột và trộn với mật làm hoàn. Uống 12 – 16 g/lần với nước cháo khi bụng đói.
Tang phiêu tiêu (sao sơ), lộc nhung (bỏ lông, rửa với giấm và sao vàng), Mẫu Lệ (nung), Nhục Thung Dung (tẩm rượu 1 đêm), ngũ vị tử, mỗi vị 40g; thỏ ty tử (tẩm rượu 3 đêm) 1,2g, kê nội kim (sao sơ) 80g. Trộn đều các vị thuốc này và nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 8g rượu ấm, dùng trước bữa ăn 1 lần/ngày.
4.10 Trị chứng hay quên, lao tâm tận, tiểu nhiều
Tang phiêu tiêu (nướng muối), Đương Quy, Nhân Sâm, long cốt, Quy Bản (nướng giấm), bạch linh, Viễn Chí (bỏ lõi), thạch xương bồ (sao muối), mỗi vị 40g. Trộn đều rồi nghiền thành dạng bột mịn. Uống 8 g/lần cùng với nước sắc nhân sâm.
4.11 Trị bệnh trĩ nội
Đốt 15 tổ bọ ngựa rồi nghiền thành bột mịn, trộn đều với Dầu Hạt Cải và bôi trực tiếp vào búi trĩ. Mỗi ngày bôi khoảng 2 – 3 lần.
>Sấy khô 10 tổ bọ ngựa rồi tán thành bột mịn. Lấy 10 g trộn với ít đường cát, chia đều thành 2 lần uống với nước sôi ấm, dùng liên tục khoảng 15 – 20 ngày.
>4.13 Trị đau lưng
Tang phiêu tiêu, ba kích, mỗi vị 30g; thạch hộc, đỗ trọng, mỗi vị 20g. Thái nhỏ tất cả vị thuốc này, phơi khô rồi tán thành dạng bột mịn. Trộn với mật ong và làm viên hoàn khoảng 6g. Mỗi lần uống 1 viên với rượu ấm, ngày dùng 2 lần.
Tang phiêu tiêu, liên tu, kim anh, mỗi vị 10g cùng 12g sơn dược. Cho tất cả vị thuốc vào ấm, thêm nửa thăng nước rồi sắc đến khi còn 100ml, lọc bỏ phần bã. Chia đều thành 2 lần uống, mỗi ngày nấu ngày 1 thang.
>4.14 Trị xuất huyết dạ dày, phổi
Sắc 15g bạch cập lấy khoảng 100ml nước. Sao vàng tang phiêu tiêu (lượng tùy ý) rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 3g bột thuốc với nước sắc bạch cập, ngày dùng 3 lần.
4.15 Trị bệnh viêm tai giữa
Trộn đều 10g tang phiêu tiêu đốt tồn tính cùng với 0,5g xạ hương rồi tán thành bột mịn. Dùng tăm bông thấm bột thuốc rồi bôi vào tai, mỗi ngày bôi 2 lần/ngày.
Cách 2
Bạn cần chuẩn bị một lượng tổ bọ ngựa vừa đủ rồi đem vào trong nồi để nung, tán nhỏ ra rồi bỏ vào trong hũ để đậy kín nắp lại. Để bảo quản được lâu hơn, bạn hãy để tổ bọ ngựa ở nơi khô ráo. Mỗi ngày bạn lấy ra một ít tổ bọ ngựa rồi thổi nhẹ vào vùng tai bị bệnh. Bạn nên duy trì thực hiện cách làm này 2 lần / ngày để thấy được sự thay đổi của bệnh.