Sữa chua là một sản phẩm từ sữa được tạo thành bởi quá trình lên men tự nhiên. Các loại sữa đều có thể làm thành sữa chua, nhưng cho đến nay thì vẫn được dùng nhiều nhất.
Sữa lên men thành sữa chua ở dạng đông, sánh, sệt do vi khuẩn lactic đã biến đường lactose thành axít lactic: Vì vậy độ pH trong sữa chua thấp, gây kết tủa Casein (protein trong sữa) từ đó làm sữa từ lỏng trở thành sệt.
Ảnh minh họa.
Sữa chua được làm từ sữa bò, sữa dê… ngoài ra có thể sử dụng làm từ sữa đậu nành. Trước hết, sữa chua tự nhiên được làm hoàn toàn từ sữa tươi sạch nguyên chất nên lưu giữ vẹn nguyên những dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất… Sau đó, sữa tươi sẽ được lên men tự nhiên trong điều kiện khép kín với công nghệ hiện đại để gìn giữ các thành phần dinh dưỡng của sữa tươi. Các nguyên liệu khác như trái cây, hương liệu đều có nguồn gốc tự nhiên sẽ đem đến sự an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Để tăng cường lợi ích cho sức khỏe, một số sản phẩm sữa chua còn bổ sung các vi khuẩn có lợi – có hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Sữa chua, không chỉ là món ăn phụ thường ngày của mọi lứa tuổi, nó còn là nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe giúp nâng cao sức khỏe, tầm vóc và phát triển trí tuệ. Sữa chua tuy tốt cho cơ thể nhưng bạn cần biết thời điểm nào là thích hợp để sữa chua có thể phát huy tác dụng tốt nhất.
Ăn sữa chua sau bữa ăn
Bạn không nên ăn sữa chua trước bữa ăn do khi đói, lượng acid trong dạ dày sẽ tăng cao. Trong khi đó, sữa chua lại chứa rất nhiều acid lactic sẽ phá hủy các acid trong dạ dày. Hơn nữa, protein có trong sữa chua sẽ khiến bạn dễ bị no và mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn.
Thế nhưng nếu ăn sữa chua vào lúc quá no thì khả năng bạn bị tăng cân là rất cao. Do sữa chua có nhiệt lượng cao hơn nhu cầu của cơ thể sau khi ăn no nên rất dễ làm bạn tăng cân.
Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua chính là sau bữa trưa. Khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn có thể bắt đầu ăn sữa chua. Thời điểm này, dịch acid trong dạ dày đã được pha loãng, đồng thời cả nồng độ acid trong dạ dày lúc này cũng phù hợp để acid lactic phát triển.
Ăn lúc xế chiều
Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển ngoài trời hoặc sử dụng máy tính, điện thoại liên tục thì việc ăn sữa chua vào lúc xế chiều là việc vô cùng có lợi cho sức khỏe. Sữa chua chứa hàm lượng vitamin cao sẽ hỗ trợ cơ thể hạn chế tối đa tác hại của các bức xạ gây nên.
Đặc biệt, chất Tyrosine có trong sữa chua có tác dụng phục hồi năng lượng nhanh chóng, giúp cơ thể bớt căng thẳng sau một ngày dài hoạt động.
Ăn sữa chua vào buổi tối
Buổi tối, bạn nên chọn ăn các loại thức ăn chứa lượng calo thấp để tránh nguy cơ tăng cân không mong muốn. Với một khẩu phần ăn 227g sữa chua, lượng calo nạp vào cơ thể chỉ vào khoảng 180 calo. Protein có trong sữa chua cũng có thể giúp bạn phát triển cơ bắp hiệu quả. Với khẩu phần 227g sữa chua trước khi đi ngủ, bạn có thể nhận được tới 11g protein, lượng cần thiết để nuôi dưỡng cơ bắp trong thời gian ngủ.
Hàm lượng acid lactic có trong sữa chua giúp cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ canxi hơn. Đặc biệt, vào khoảng thời gian trước khi ngủ, cơ thể đã được thư giãn và thoải mái, việc hấp thụ canxi sẽ diễn ra thuận lợi hơn.