Muồng trâu là gì? Tác dụng của cây muồng trâu chữa bệnh gì: táo bón, nhiều đờm, vàng da,… Cách dùng cây muồng trâu đúng cách, tránh tác dụng phụ của muồng trâu. Giá muồng trâu bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu? Hình ảnh cây muồng trâu.
Nguồn gốc cây muồng trâu ở đâu và dùng muồng trâu để ngâm rượu thế nào
Muồng trâu là cây gì?
Muồng trâu có tên khoa học là Cassia alata L, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Nó còn có tên gọi khác là muồng lác hay cây lác. Đây là một loài cây thuốc nhưng cũng có thể được trồng làm cảnh.
Đặc điểm cây muồng trâu
Muồng trâu là cây thân thảo, cao chừng 1,5m đến 3m. Cành ít phân ra. Lá hình trứng tà đầu, có kích thước lớn. Lá gồm một cuống ba cạnh, dài 30-40cm. Cây có đến 8-12 đôi lá chét mọc đối nhau.
Ở nách lá có các cụm hoa bông, dài tới 30-40cm. Hoa có màu vàng nâu nhạt nhìn khá bắt mắt. Quả dài 8-16cm, rộng 15-17mm, có hình dẹt. Một quả có thể chứa tới 60 hạt.
Thành phần dược chất của cây muồng trâu
Bộ phận được dùng trong chữa bệnh là: Lá, cành, hạt, rễ (Folium, Ramulus, Semen et Radix Cassiae Alatae).
Lá, quả, rễ chứa các dẫn chất anthraquinon (Hàm lượng: 0,15-0,20% ở lá, 1.5-2% ở quả).
Trong lá có các chất aloe emodin, chrysophanol và rheine emodin. Ngoài ra, lá còn có flavonoid là kaempferol.
Ở rễ cây, xuất hiện một một steroid là sitosterol.
Đặc điểm cây muồng trâu và thành phần dược chất của cây muồng trâu ra sao
Tác dụng của cây muồng trâu
– Theo Đông y, các bộ phận của cây mang mùi hăng hắc. Vị hơi đắng và tính mát. Do vậy, nó có tác dụng trong việc giải nhiệt, nhuận tràng, sát trùng, lợi tiểu.
– Mang các bộ phận của cây đi sao vàng, sắc uống hàng ngày thay trà. Việc này có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm và nhuận gan.
– Lá vị cay, tính ấm, dùng để sát trùng và chống ngứa. Bên cạnh đó, đây còn là thuốc chữa nhiều đờm, táo bón hiệu quả. Không chỉ vậy, phù thũng, vàng da, đau gan cũng có thể chữa trị tốt bằng lá muồng trâu.
– Ngoài ra, lá cây còn dùng cho việc trị hắc lào, viêm da, thấp sang, đau họng, thấp khớp.
– Cây có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn. Điều này đã đưa ra triển vọng làm nên loại thuốc điều trị nhiễm trùng. Đây chính là cơ hội cho bệnh nhân bị AIDS (theo những nghiên cứu mới đây nhất của các nước tiên tiến về y học).
– Cao nước lá đem lại tác dụng bảo vệ gan rất tốt, ức chế xơ gan. Người mắc bệnh viêm mạn cũng dùng được cao nước lá muồng trâu để điều trị.
– Không những vậy, cao nước lá còn có tác dụng lợi mật. Nó có triển vọng trong việc nghiên cứu ra loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan cấp và mãn tính.
Cây muồng trâu chữa viêm khớp, đau họng
Cách dùng cây muồng trâu
Cây muồng trâu là một loại cây thuốc tự nhiên có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống. Tùy vào từng bệnh cụ thể mà có liều lượng dùng khác nhau để điều trị bệnh.
Cách dùng cây muồng trâu chữa nấm ngoài da, dị ứng da
Sắc đậm đặc lá dùng để tắm. Ngoài ra, có thể đắp thẳng lên da hoặc chế biến thành thuốc dán, dùng trực tiếp lên da.
Có thể sử dụng 5-20g cuống lá, quả khô không có hạt. Ngâm hỗn hợp trong 1 lít nước đã đun sôi. Mỗi tối uống một tách, duy trì đến khi hiệu quả.
Ở một số nơi, lá còn được xay trong nước ấm, bào chế như kem. Họ dùng để bôi vào nơi bị ngứa từ 3-4 lần/ngày.
Cách sử dụng cây muồng trâu trị táo bón
Theo những bài thuốc dân gian, cách chữa táo bón hiệu quả là sắc bộ phận cây thành nước uống. Chúng gồm có cành, lá, rễ hoặc hạt.
Bột lá hoặc bột thân uống hàng ngày với liều thấp dùng để nhuận tràng (4-8g). Nếu dùng để xổ, hãy uống liều cao từ 10-12g.
Đối với hạt, dùng liều thấp từ 2-4g để nhuận tràng, liều cao từ 5-8g dùng để xổ.
Theo bài thuốc “Độc vị nhuận tràng hoàn”, người điều chế cho rằng nó dùng trị chứng táo bón rất hiệu quả. Chỉ sử dụng lá phơi khô, sấy giòn rồi tán thành bột mịn. Sau đó đem luyện với mật ong làm thành hoàn mềm (6g/hoàn). Người lớn uống 1 hoàn, ngày 1-2 lần. Trẻ em dùng bằng 1/3 đến ½ liều người lớn (dùng để nhuận tràng). Nếu dùng cho xổ, sử dụng liều gấp đôi.
Cách dùng cây muồng trâu chữa viêm họng
Mang lá đi nghiền nát, sử dụng dung dịch nước ép đó lọc rồi pha loãng.
Dùng chất nước trên súc miệng mỗi ngày, duy trì sẽ thấy chữa viêm họng hiệu quả.
Cách dùng cây muồng trâu chữa thấp khớp
Thấp khớp gây nên sự đau nhức, sưng và cứng khớp. Điều này cản trở vận động của cơ thể, tạo khó khăn trong sinh hoạt. Để chữa bệnh, bạn nên dùng 40g muồng trâu, 30g vòi voi. Thêm vào 20g các loại tang ký sinh, quế chi, dứa dại, rễ cỏ xước.
Sắc hỗn hợp dược liệu trên thành thuốc, uống mỗi ngày 1 thang. Kiên trì uống từ 7-10 ngày sẽ giảm đau hiệu quả.
Cách sử dụng cây muồng trâu chữa viêm thần kinh tọa
Viêm thần kinh tọa là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Nó gây ra đau đớn, tạo sự phiền toái, bất tiện trong sinh hoạt và làm việc. Người bệnh nên dùng 24g muồng trâu, 20g cây lức, 8g đỗ trọng. Sử dụng thêm 12g các loại thần thông, rễ nhàu, kiến cò.
Sắc hỗn hợp dược liệu trên thành thuốc, uống mỗi ngày một thang. Duy trì đến khi có hiệu quả.
Cách dùng cây muồng trâu chữa hắc lào (lác)
Người bệnh nên giã nát lá tươi, thêm ít muối hoặc dịch quả chanh. Sử dụng hỗn hợp bôi lên vùng da bị hắc lào. Duy trì đến khi khỏi hẳn.
Cách sử dụng cây muồng trâu chữa giun đũa
Nếu bị giun đũa, bạn hãy sắc 20g lá thành nước uống. Đồng thời, ăn kèm 10-15 hạt trâm bầu đã nướng qua (đối với người lớn). Chỉ dùng 5-10 hạt cho trẻ em.
Cách dùng muồng trâu chữa mày đay, mụn nhọt, nám da do gan nhiễm độc
Người bệnh dùng 10g lá muồng trâu, bù ngót, nhân trần, khổ sâm, mã đề, 15g rau má, hà thủ ô. Cho thêm 12g ké đầu ngựa, cam thảo đất, rau sam, cam thảo dây, rau đắng đất và 8g đậu săng.
Sắc hỗn hợp trên thành thuốc, uống ngày 1 thang. Duy trì đến khi hiệu quả.
Cách sử dụng cây muồng trâu làm nhuận gan, giải độc
Bạn nên dùng 4g muồng trâu, gừng tươi, củ sả, vỏ quýt. Lấy thêm vào 8g rễ tranh, cỏ mực, rau má, cỏ mần trầu, cam thảo đất và ké đầu ngựa. Sắc hỗn hợp trên để uống.
Tác dụng chủ yếu là: Nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hóa, điều hòa cơ thể.
Dùng muồng trâu ngâm rượu
Dùng bộ phận của cây cùng một số dược liệu khác đem ngâm rượu. Cây thuốc này ngâm rượu có tác dụng làm như thuốc bôi trị ghẻ.
Để ngâm rượu, ta cần có:
20g rễ cây muồng trâu
20 rễ, cành, lá kiến cò
100 ml rượu trắng 45 độ
Các vị thuốc trên cắt ngắn, giã dập, ngâm với rượu trong một tuần. Khi đã đủ ngày, lấy tăm bông tẩm rượu thuốc bôi lên vùng da bị ghẻ. Sử dụng 2 lần/ngày, duy trì đến khi hiệu quả.
Hình ảnh cây muồng trâu
Muồng trâu có tác dụng chữa nhiều bệnh.
Lá muồng trâu
Muồng trâu ở Việt Nam
Nguồn gốc cây muồng trâu
Muồng trâu là loài cây bản địa của đất nước Mexico, do vậy xuất hiện nhiều ở vùng Nam Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay cây được phân bố khắp nơi trên thế giới.
Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi. Ta có thể tìm được loài cây này nhiều nhất ở miền Nam và miền Trung. Ngoài ra, một số tỉnh ở phía Bắc cũng xuất hiện khá nhiều.
Sản phẩm cây muồng trâu
Lá, cành, hạt, rễ đều có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh, ở cả dạng tươi và khô.
Người ta còn có thể sử dụng muồng trâu như trà uống hàng ngày bằng cách sao vàng thành nước. Đối với bệnh táo bón, lá được tán thành bột mịn, luyện thành từng hoàn mềm.
Hạt muồng trâu hỗ trợ nhuận tràng
Lưu ý khi dùng cây muồng trâu
Những người mắc bệnh táo bón, hắc lào, thấp khớp sử dụng muồng trâu rất có hiệu quả. Ngoài ra, ai cần thanh nhiệt, giải độc, mát gan cũng dùng được.
Trẻ em có thể sử dụng được nhưng chỉ nên ở liều lượng thấp.
Không được cho phụ nữ đang mang thai dùng thành phần của cây để chữa táo bón.