Cây mía dò là loài thực vật quen thuộc tại vùng trung du Bắc Bộ. Từ lâu, cây mía dò đã được sử dụng để hỗ trợ nhiều căn bệnh phổ biến. Vậy cây mía dò có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về loài cây này ngay trong bài viết dưới đây
Cây mía dò là một vị thuốc Nam. Nó thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, phù thũng,… Ngoài ra, y học hiện đại cũng ứng dụng loài cây này vào sản xuất nhiều loại thuốc điều trị. Vậy nên có nhiều người không khỏi thắc mắc liệu cây mía dò có tác dụng gì. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài thuốc từ cây mía dò cũng cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng.
Cây mía dò là cây gì?
Cây mía dò hay còn được biết đến là cây tậu chó, đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc. Loài thực vật này rất phổ biến ở các nước vùng Đông Nam Á. Tại nước ta hiện nay, người ta có thể dễ dàng tìm thấy cây mía dò ngay cả ở miền núi và đồng bằng. Loài cây này sinh trưởng rất tốt và ưa những nơi ẩm ướt. Ở nhiều nơi, người ta còn trồng mía dò để thu hoạch lấy thân rễ ăn.
Theo các sách Đông y tại Việt Nam, bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân và rễ của cây mía dò. Theo đó, thân rễ của cây thường được thu hoạch vào mùa thu. Khi cắt về, thân cây được đem đi rửa sạch, loại bỏ bớt rễ. Sau đó, thái nhỏ, đồ chín, phơi khô rồi mới có thể sử dụng. Ngoài thân cây, cành non và lá của cây mía dò cũng là nguyên liệu quan trọng trong nhiều bài thuốc quý.
Cây mía dò được trồng phổ biến ở vùng Đông Nam Á
Đặc điểm hình thái của cây mía dò
Một số đặc điểm hình thái của cây mía dò sinh trưởng và phát triển tại Việt Nam:
Thân cây: Cây mía dò thuộc nhóm thực vật thân thảo, sinh sống lâu năm, chiều cao trung bình của cây từ 1 – 3m. Thân cây khi còn non thường được bao bọc bởi một lớp vảy có lông.
Rễ cây: Tương đối to, phía bên trong xốp giòn và rất hiếm khi bị phân nhánh.
Lá cây: Có hình dáng tương tự như lưỡi mác thuôn dài, lá có chiều dài trung bình từ 15 – 20cm. Mọc so le nhau, kèm theo phần bẻ. Mặt trên của lá mịn nhẵn, trong khi đó mặt phía dưới lại được bao phủ bởi một lớp lông. Màu lá chuyển dần từ xanh nhạt sang trắng ngà, cuối cùng là đỏ thẫm khi lá già đi.
Hoa: Mọc chủ yếu tại phần đầu thân cây, mỗi bông hoa mọc khá sát nhau. Hoa có màu trắng, không cuống, hình dáng hoa tương tự quả trứng.
Quả: Sau khi hoa tàn đi, quả cây mía dò sẽ xuất hiện. Quả thường có chiều dài trung bình 1.3cm, hình bầu dục, gần giống quả trứng. Bên trong quả luôn chứa hạt. Mùa quả bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11.
Cây mía dò trong tự nhiên
Vậy cây mía dò có tác dụng gì? Mời bạn tham khảo phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời chính xác.
Cây mía dò có tác dụng gì?
Cây mía dò có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong mía dò có chứa một lượng lớn chất saponin steroid, thuỷ phân diosgenin, tigogenin,… Đây chính là lý do vì sao cây mía dò mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, bao gồm:
Theo Tây y
Theo Tây y, mía dò có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Cụ thể:
Làm giảm kích thước tuyến ức: Thử nghiệm trên các cá thể chuột bạch non sử dụng tinh chất mía dò, kích thước tuyến ức đã giảm từ 34 – 50%.
Chống viêm: Dưỡng chất trong cây mía dò có khả năng chống viêm rất tốt. Từ đó, cải thiện được cả bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm cấp và mãn tính.
An thai: Một số bộ phận trên cây mía dò rất phù hợp để làm thuốc an thai. Tuy nhiên, chưa có đánh giá cụ thể, vì vậy bà bầu không tự ý dùng.
Hỗ trợ giảm đau: Trong cây mía dò có chứa một lượng lớn hợp chất saponin, có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan thận và đường tiết niệu: Thành phần trong cây mía dò thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh lý về gan thận và đường tiết niệu. Cũng bởi mía dò có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Ổn định đường huyết: Sử dụng mía dò thường xuyên có thể làm giảm chỉ số đường huyết. Đặc biệt, nó còn có tác dụng điều hòa lipid máu. Từ đó, hạn chế được tình trạng xơ vữa mạch máu.
Giảm cảm cúm: Khi bị cảm cúm, bạn có thể sử dụng cây mía dò để kìm hãm và loại bỏ virus gây cảm cúm. Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ tinh chất có trong loại dược phẩm này, bạn sẽ hạ sốt nhanh và cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh.
Lợi tiểu: Cây mía dò có khả năng giảm phù thũng, hạn chế tăng huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
Cây mía dò có tác dụng gì?
Theo Đông y
Trong Đông y, mía dò được biết đến là một cây thuốc có vị chua, đắng nhưng tính mát và chứa ít độc tính. Vì vậy, nó được sử dụng để hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể. Đặc biệt, phần rễ của cây mía dò còn có khả năng trị giun đũa rất tốt.
Từ hàng trăm năm nay, người dân Việt Nam đã biết dùng mía dò để chữa các chứng bệnh liên quan đến phù thũng, tiểu khó, xương khớp, đau nhức do viêm nhiễm. Ngoài ra, còn sử dụng tinh chất có trong cây mía dò để giải cảm nhanh chóng.
>3. Các loại thuốc phổ biến từ cây mía dò
Sau đây là một vài bài thuốc trị bệnh đơn giản sử dụng nguyên liệu chính là cây mía dò. Lưu ý: tất cả các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng cần có chỉ định của các bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
Cây mía dò có thể trị viêm tai
>Bài thuốc trị viêm tai: Bạn xay nhuyễn hoặc dã nát phần ngọn của cây mía dò rồi chắt lấy nước. Hàng ngày, bạn nhỏ phần nước cốt từ cây mía dò vào bên tai bị viêm và dùng bông thấm, thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc trị viêm thận phù thũng: Đun sôi khoảng 15gr mía dò trong khoảng 20 phút và uống phần nước chắt hàng ngày.
>Bài thuốc trị mụn nhọt, ngứa rát: Dùng khoảng 100gr mía dò sắc cùng nước, cô đặc lại. Sau đó, thoa lên khu vực bị đau hoặc ngứa rát. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước sắc cùng mía dò hàng ngày.
Bài thuốc trị tiểu khó: Kết hợp mía dò cùng bồ công anh, râu ngô. Cùng với đó là cam thảo, rau má, bạch mao căn, bông mã đề. Mỗi loại nguyên liệu, bạn cân đủ 10gr và đem đi sắc cùng nước. Hàng ngày, bạn uống đoạn thứ 2 đến 3 lần (không nên uống vào thời điểm buổi tối).
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp: Bạn sắc khoảng 20gr mía dò cùng nước và dùng hàng ngày.
Bài thuốc giải cảm: Bạn luộc phần rễ mía dò hoặc sắc cùng nước, dùng hàng ngày cho đến khi triệu chứng cảm giảm hẳn.
Cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng cây mía dò?
Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây mía dò, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý dùng. Bởi trong mía dò vẫn tồn tại một lượng nhỏ độc tính.
Bạn không nên dùng mía dò trong thời gian dài
Nếu dùng quá liều, cơ thể thường xuất hiện triệu chứng như đau bụng, nôn ói, hoa mắt chóng mặt. Trường hợp nhận thấy cơ thể có những triệu chứng trên, bạn tốt nhất nên tạm dừng áp dụng bài thuốc từ cây mía dò.
Với mía dò chưa qua sơ chế, ở dạng tươi, bạn không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo kỹ ý kiến thầy thuốc nếu có ý định dùng mía dò.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc: “Cây mía dò có tác dụng gì?”. Mặc dù cây mía dò rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng bạn cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, tránh tự ý sử dụng khi không có sự cho phép của bác sĩ nhé!