Mần tưới: Dược liệu lợi tiểu, điều kinh phổ biến ở nông thôn

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Thành phần hoá học

Công dụng

Liều dùng & cách dùng

Bài thuốc kinh nghiệm

Lưu ý

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Thành phần hoá học

Công dụng

Liều dùng & cách dùng

Bài thuốc kinh nghiệm

Lưu ý

Mần tưới: Dược liệu lợi tiểu, điều kinh phổ biến ở nông thôn

Ngày 09/04/2023

Kích thước chữ

Mặc định
Lớn hơn

 
Mần tưới là một loài cây thuộc họ Cúc được trồng khá phổ biến ở vùng nông thôn miền Bắc nước ta. Cây có thể vừa dùng để làm rau ăn, vừa dùng để chống mọt, chống mạt gà, bọ chét, vừa có thể làm thuốc với các công dụng như lợi tiểu, hạ sốt, điều kinh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Thành phần hoá học

Công dụng

Liều dùng & cách dùng

Bài thuốc kinh nghiệm

Lưu ý

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Thành phần hoá học

Công dụng

Liều dùng & cách dùng

Bài thuốc kinh nghiệm

Lưu ý

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Mần tưới
Tên khác: Trạch lan; Hương thảo; Co phất phứ; Bội lan
Tên khoa học: Eupatorium fortunei

Đặc điểm tự nhiên
Mần tưới thuộc loại cây thân thảo, chiều cao thường khoảng 50 cm có khi lên đến 1 m. Thân màu hơi tím, nhiều lông, có rãnh dọc, và phân nhiều nhánh theo chiều dọc thân. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá hình dải rộng dài từ 5 – 12 cm, rộng từ 2,4 – 4,5 cm, gốc lá thon hẹp, đỉnh lá nhọn,gân lá hình lông chim, mép lá có răng cưa đều và mang nhiều tuyến ở cả hai mặt của phiến lá. Cụm hoa dạng ngù kép mọc ở ngọn cây mang các đầu đơn. Mỗi cụm đầu này dài từ 7 – 8 mm, mang 5 hoa hình ống, lưỡng tính, màu tím nhạt. Bao ngoài mỗi đầu là hai hàng tổng bao lá bắc gồm 9 – 10 lá bắc. Quả bế màu đen, có 5 gờ dọc, mang lông ở đỉnh quả dài khoảng 3,5 mm.

cây mần tướiCây mần tưới trong tự nhiên

Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Mần tưới phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên.
Mần tưới thường mọc ở ven suối, trong rừng ẩm. Cây ra hoa từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, nhưng đôi khi cũng ra hoa vào mùa đông.
Ngoài ra thì cũng có thể trồng ở vườn nhà.
Ngoài Việt Nam, cây còn phân bố ở một số nước như Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga.
Thu hái và chế biến
Thu hái thân và lá hoặc có thể nhổ toàn cây, loại bỏ đất. Có thể dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô ở nơi râm mát, để dùng từ từ.

dược liệu mần tướiCây thường mọc ở nơi có nhiều độ ẩm

Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của mần tưới là toàn cây (Herba Eupatorii) thường gọi là bội lan.

Thành phần hoá học

Chủ yếu là tinh dầu (p-cymen, methyl thymol ether, meryl acetat, lindelofin, acid O-coumaric, taraxasteryl palmitat.

Công dụng

Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, mần tưới có vị cay tính bình có tác dụng hoạt huyết, phá huyết ứ, lợi thủy, tiêu thũng, sát trùng.

Trong dân gian, mần tưới được dùng để trị rệp, bọ chét, chấy, rận, mạt gà.

Dùng làm gia vị: Hái ngọn, rửa sạch ăn như rau sống.

Ở Trung Quốc, mần tưới được dùng là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, điều trị đau dạ dày, hạ sốt và cả điều hòa kinh nguyệt.

tác dụng y học của cây mần tướiCây mần tưới có nhiều tác dụng trong y học

Theo y học hiện đại
Thường dùng trị:

Kinh nguyệt không đều, tắt kinh, phụ nữ sau sinh đau bụng do ứ huyết.

Phù thũng.

Choáng váng, hoa mắt, chấn thương, mụn nhọt, lở ngứa…

Liều dùng & cách dùng

Dược liệu tươi: Mỗi ngày sắc uống từ 50 – 150 g.
Dược liệu khô: Mỗi ngày sắc uống từ 10 – 20 g.
Nếu dùng ngoài thì có thể dùng ở bất cứ liều nào.

Bài thuốc kinh nghiệm

Bài thuốc ích nông
Bài thuốc chống mọt cho đậu xanh, đậu đen hoặc cau khô:
Chỉ cần cho mần tưới đã phơi khô vào hũ đựng các loại sản phẩm này.
Bài thuốc chống mạt gà hoặc bọ chét
Đưa toàn bộ cành mần tưới vừa thu hái được vào khu vực nuôi gà hoặc nuôi chó đã vệ sinh sạch sẽ, thay mỗi 3 – 4 ngày cho đến khi đạt được hiệu quả.
Bài thuốc chữa sốt và ổn định hệ tiêu hóa
Sắc 20 g mần tưới với khoảng 600 ml nước cho đến khi còn khoảng 20 ml, uống trước bữa ăn chính trong ngày khoảng 15 phút, mỗi lần 10 ml.

Lưu ý

Dược liệu chứa tinh dầu do đó không nên phơi ở những nơi nắng quá gắt.
Ngoài E. fortunei, tại các nước khác, người ta cũng dùng các loài cùng chi Eupatorium để làm thuốc như:

Ayapana triplinervis (trước đây là Eupatorium ayapana) hay được dùng ở Nam Mỹ để uống thay chè.

Stevia rebaudiana (trước đây là E. rebaudianum) có tên gọi là cỏ ngọt Paraguay. Lá của loài này rất ngọt.

Mikadia cordifolia (trước đây là E. crenatum) được dùng chữa rắn hoặc bọ cạp cắn ở các nước Nam Mỹ.

E. purpureum được dùng để thông tiểu ở châu Mỹ.

Nguồn tham khảo

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi.