Cây Ổi: Vị thuốc từ loại trái cây quen thuộc

Cây Ổi: Vị thuốc từ loại trái cây quen thuộc

Ổi là loài cây ăn quả phổ biến ở Việt Nam. Ngoài công dụng làm cây ăn quả, trong Đông Y ổi thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá tươi được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona.

15 bài thuốc chữa bệnh từ cây ổi | Báo Dân tộc và Phát triển

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Cây ổi có tên khoa học Psidium guajava L., họ Sim (Myrtaceae). Ngoài ra, cây ổi còn có các tên khác là Phan thạch lựu; Là ủi; Mù úi piếu; Mác ổi.

Đặc điểm tự nhiên

Cây gỗ nhỏ, cao từ 3 – 6 m. Thân non màu xanh, tiết diện vuông, có 4 cánh uốn lượn màu xanh do cuống lá kéo dài; thân già màu nâu xám, tiết diện tròn, có lớp vỏ mỏng trơn nhẵn bong ra thành từng mảng. Nhiều lông mịn ở thân non, lá và các bộ phận của hoa. Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11 – 16 cm, rộng 5 – 7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới.

Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, 14 – 17 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1 – 1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, đều, lưỡng tính, mẫu 5. Lá bắc là lá thường, lá bắc con dạng vẩy dài 3 – 4 mm, màu xanh hơi nâu. Cuống hoa dài 1,4 – 2,6 cm, màu xanh. Đế hoa hình chén dài 0,8 – 1,2 cm, màu xanh. Đài hoa dính thành ống nguyên, khi hoa nở tách ra thành 4 – 5 thùy không đều, màu xanh ở mặt ngoài, mặt trong màu trắng, tiền khai van. Cánh hoa 5, gần đều, rời, màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở, phiến hình bầu dục khum ở đỉnh, dài 1,4 – 1,6 cm, rộng 0,6 – 0,8 cm, mặt ngoài có nhiều lông mịn, có 3 – 5 gân, móng nhỏ cong có lông mịn màu vàng, tiền khai năm điểm.

Cây Ổi: Không chỉ là loại trái cây quen thuộc để ăn - YouMed

Bộ nhị: Nhiều rời, không đều, đính thành nhiều vòng trên đế hoa; chỉ nhị dạng sợi dẹt màu trắng, gốc màu vàng nhạt, dài 7 – 14 mm, có lông; bao phấn màu vàng 2 ô, nứt dọc hướng trong, đính đáy; hạt phấn rời, nhỏ, hình tam giác tù ở đầu dài 17 – 20 µm, màu vàng nâu có 3 lỗ. Lá noãn 5, dính, bầu 5 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy 1, dạng sợi màu trắng hơi phình ở gốc, có nhiều lông mịn, dài 1 – 1,2 cm. Đầu nhụy 1, màu xanh dạng đĩa. Quả mọng hình cầu, hình trứng, hay hình quả lê, đường kính 3 – 8 cm, mang đài tồn tại. Hạt nhiều màu vàng nâu hình đa giác.j

Phân bố, thu hái, chế biến

Là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500 m. Cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giới hạn về nhiệt độ từ 15 – 45 độ C, nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng và cho nhiều quả là từ 23 – 28 độ C; lượng mưa 1000 – 2000 mm/năm. Ổi ra hoa quả nhiều năm. Cụm hoa thường xuất hiện trên những cành non mới ra cùng năm. Thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Vòng đời có thể tồn tại 40 – 60 năm. Mùa hoa: tháng 3 – 4; mùa quả: tháng 8 – 9.

Cây ổi | BvNTP

Cây ổi là loại cây rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày
Sau khi thu hoạch, có thể dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Ổi có thể dùng tươi ngay sau khi thu hoạch

Bộ phận sử dụng

Lá và quả xanh.

Thành phần hoá học

Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen, β-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Cây, quả ổi có pectin, vitamin C. Hạt có tinh dầu hàm lượng cao hơn trong lá. Vỏ thân có chứa acid ellagic.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, lá non hoặc búp ổi non có các tác dụng:

Chữa tiêu chảy, đau bụng đi ngoài.

Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét.

Chữa bệnh Zona.

Cây ổi: Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc

Hoa ổi có màu trắng rất đẹp

Theo y học hiện đại

Gây táo bón, trị tiêu chảy.

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng đề nghị với lá ối là 15 – 20 g/ngày, có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc kinh nghiệm

Trị tiêu chảy
Chuẩn bị: 50 g lá ổi tươi.
Thực hiện: Sắc với nước, đun sôi 15 – 30 phút, để nguội và lấy nước chia uống nhiều lần.
Viêm dạ dày ruột cấp
Chuẩn bị: 30 g lá thái nhỏ.
Thực hiện: Rang với gạo, sau đó đun sôi, ngày uống 2 lần.
Chữa tiêu chảy cấp
Chuẩn bị: Búp ổi 20 g, vỏ măng cụt 20 g, gừng nướng 10 g, gạo rang 20 g.
Thực hiện: Sắc uống.

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng cây ổi:
Ổi (Lá) là dược liệu phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng lá ổi có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm, nên đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.