Rau tinh tú có tên khoa học là Lysimachia fortunei Maxim, thuộc họ Anh Thảo (Primulaceae) – hoa báo xuân. Đây là cây thân thảo, cao 40-60cm, sống nhiều năm. Lá đơn mọc cách (so le) hoặc gần đối. Phiến lá hình trái xoan hoặc mũi mác, dài từ 5-10 cm, rộng 2-4 cm. Cái tên “tinh tú” của loại rau này ra đời vì cây cho hoa rất đẹp. Hoa màu trắng mọc thành chùm hình bông ở ngọn tạo thành hình chóp. Từng bông hoa trắng thưa khiến lần đầu nhìn thấy, nhiều người có thể liên tưởng tới các ngôi sao sáng lấp lánh.
Cây rau tinh tú mọc dại ở ruộng lúa.
Loại cây này được cho là có nguồn gốc tại Ấn Độ và các nước Trung Đông, đồng thời cũng xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Đông Nam Á. Tại Việt Nam, rau tinh tú mọc hoang ven suối, cạnh đường, ruộng lúa ở nhiều vùng Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng… Tuy là một loại cây dại và thường bị nhổ bỏ đi khi làm cỏ để chuẩn bị mùa vụ nhưng rau tinh tú lại là một loại thực phẩm có thể ăn được, thậm chí là rất ngon.
Hoa của cây rất đẹp, tại một số nơi còn sử dụng loại cây này làm cảnh.
Tuy nghe tên có thể thấy xa lạ với nhiều người, nhưng với gia đình ông Hoàng Phát (Quảng Ninh), đây lại là một loại rau khá quen thuộc trong bữa cơm nhà dân dã. Theo lời ông Phát, ngọn non của rau tinh tú và lá dùng làm rau gia vị, có thể nấu canh, xào ăn rất ngon. Mùi rau thơm, vị nhạt, có tính mát và thanh nhiệt. Ngoài ra, tại Trung Quốc, rễ của rau tinh tú còn có thể dùng nấu canh xương hoặc canh thịt, giúp mùi vị của canh đậm đà hơn và có tác dụng giải nhiệt mùa hè.
“Ai lớn lên ở quê, gắn liền với ruộng đồng cũng biết nhiều thứ rau dại vừa ngon, vừa lạ, cũng có cả những loại rau quen thuộc hoặc lạ lẫm như rau tinh tú. Rau hái ở ruộng lúa lúc nào cũng thơm mùi cốm non, tươi tốt bởi đất màu mỡ được cày bừa chăm chỉ”, ông Phát chia sẻ. Xung quanh khu nhà ông Phát ở Quảng Ninh, cũng rất nhiều gia đình biết tới loại rau này.
Ít ai biết được rằng rau tinh tú ăn được và có giá rất đắt tại nước ngoài.
Tuy vậy, khó có thể tìm thấy rau tinh tú được bày bán rộng rãi trên thị trường (đặc biệt là ở thành thị) hay ở bất kỳ sàn thương mại điện tử nào của Việt Nam. Hiếm hoi lắm tại một số hiệu thuốc Đông Y, loại rau này được xem là một phương thuốc hữu hiệu, đã qua điều chế và xuất hiện trong một số đơn thuốc dưới hình thức phơi khô, chặt khúc phần thân và rễ. Không có nhiều người biết tới, rau tinh tú vẫn chỉ là loại rau mọc dại và được hái về làm rau ăn thay vì được trồng trọt như các loại rau thông dụng khác.
Ít ai biết rằng, rau tinh tú được bán với giá khá đắt đỏ ở nước ngoài. Có thể dễ dàng tìm thấy loại rau này được bán ở nhiều nước Châu Âu, thậm chí là trên các sàn thương mại điện tử quốc tế lớn với giá khá đắt đỏ. Tại trang Ebay (Anh), rau tinh tú có giá 8.95 GBP (khoảng 270.000 đồng).
Trong Đông Y, rau tinh tú có tác dụng giải nhiệt thanh lọc cơ thể, chữa cảm cúm, viêm gan mãn tính, viêm kết mạc cấp, hen phế quản,… Một số bài thuốc dân gian truyền lại nếu bị rắn cắn, giã nhuyễn rau tinh tú đắp lên vết thương tránh độc tố. Ngoài ra, loại cây này xuất hiện trong khá nhiều phương thuốc của người Trung Quốc từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay.
Loại rau đặc sản xưa mọc dại đầy không ai hái, lên phố thị 90.000đồng/kg chị em tranh nhau mua
Cây ngải dại xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Loại cây này có hình dáng giống với cây ngải cứu nhưng lá thường to hơn, bà con chế…