Củ ấu có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng của củ ấu .Củ ấu có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, vừa thích hợp dùng làm nguyên liệu nấu ăn, vừa có thể sử dụng bào chế thuốc trị bệnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết ăn củ ấu có tác dụng gì. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Đã bao giờ bạn thắc mắc, củ ấu có tác dụng gì và giúp bồi bổ cơ thể như thế nào chưa? Củ ấu có rất nhiều chất xơ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của đường ruột. Đồng thời, thành phần magie và kẽm còn giúp sản xuất enzyme giảm stress, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung củ ấu trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào.
Tổng quan về củ ấu
Củ ấu có tên gọi khác là lãng thực, ấu nước hay ấu trụi, là một loại cây sống dưới nước. Thân củ ấu ngắn và có lông bên ngoài. Cây ấu có hoa màu trắng và thường xen kẽ với lá. Quả mà chúng ta thường gọi là củ ấu có hình dáng rất khác biệt với hai sừng mọc hai bên. Hai sừng này được phát triển từ các lá đài.
Củ ấu thường mọc ở các đầm trên mọi miền tổ quốc. Người dân có thể trồng ấu bằng chồi non hoặc hạt giống. Mùa hoa của loại củ này sẽ bắt đầu khoảng tháng 5 – 6, sau đó là mùa trái sẽ bắt đầu từ tháng 7 – 8 hàng năm. Củ ấu khi luộc lên sẽ rất mềm, ngọt và thơm.
Củ ấu rất giàu chất dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng của củ ấu
Khi bạn dùng củ ấu, bạn sẽ thu nạp cho mình được rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng. Trong 1 củ ấu, hàm lượng tinh bột chiếm khoảng 49% và hàm lượng protein chiếm 10,3%. Vì thế, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn sau khi ăn loại củ này.
Chưa hết, củ ấu còn có thể giúp bổ máu cho người thiếu canxi và photpho. Đồng thời, trong củ ấu còn chứa iod giúp ngăn ngừa căn bệnh bướu cổ và các bệnh lý về tuyến giáp khác.
Trong 100 gram củ ấu có chứa:
Calo: 97 gram.
Chất béo: 0.1 gram.
Carbohydrate: 23.9 gram.
Chất xơ: 3 gram.
Protein: 2 gram.
Natri: 17% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.
Mangan: 17% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.
Vitamin B6: 16% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.
Vitamin B2: 12% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.
Vitamin C: 8% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.
Củ ấu có tác dụng gì?
Nhờ vào nguồn dinh dưỡng dồi dào của mình, mà củ ấu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Vậy, ăn củ ấu có tác dụng gì?
Tăng cường hệ miễn dịch
Củ ấu có vitamin C và B6 giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho người dùng. Đồng thời cũng giúp nâng cao sức đề kháng để sẵn sàng chống lại sự tấn công của các virus gây bệnh. Các triệu chứng như sổ mũi, sốt, cảm lạnh, mệt mỏi,… cũng sẽ giảm bớt nếu bạn dùng loại củ này thường xuyên.
Hỗ trợ trị bệnh viêm loét dạ dày
Đối với người bị các vấn đề về dạ dày, rối loạn hay bị viêm tá tràng, nên dùng củ ấu thường xuyên. Nhờ vào thành phần vitamin C và acid ferulic sẽ hỗ trợ đường ruột người dùng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Mặt khác, củ ấu cũng chứa rất nhiều chất xơ, từ đó cung cấp năng lượng để cơ thể sản sinh thêm nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Ngoài ra, củ ấu cũng có tác dụng giảm viêm, giảm sưng hiệu quả.
Củ ấu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Hỗ trợ trị bệnh Eczema
Eczema hay bệnh chàm là tình trạng khô da, rát, ngứa ngáy khó chịu đi kèm là các vết ban đỏ. Bệnh sẽ gây nên sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày cũng như khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình.
Để giải đáp thêm cho câu hỏi củ ấu có tác dụng gì, không thể không nhắc đến hiệu quả hỗ trợ trị bệnh Eczema. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng chống viêm, kháng khuẩn của củ ấu có hiệu quả với người bị Eczema. Các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát da giảm đi hiệu quả.
Chỉ cần nấu chín củ ấu với nước, sau đó cho thêm một ít nước chanh vào hỗn hợp này và thoa đều lên da sẽ giúp làm mềm làn da và giảm đi tình trạng ngứa, khô rát khó chịu.
Thanh lọc, giải độc gan, giảm tiêu chảy
Theo y học cổ truyền, củ ấu có vị ngọt thanh, tính mát, mang nhiều tác dụng giúp ích khí kiện tỳ, thanh khử, giải độc, trừ phiền chỉ khát. Rượu củ ấu còn thích hợp dùng làm loại nước giúp chống nóng, chống nắng, giải độc say rượu và loại bỏ rôm sảy.
Những củ ấu đã già còn thích hợp dùng làm các bài thuốc tỳ hư tiết tả, chu kỳ kinh nguyệt không đều, trĩ xuất huyết hay chống suy nhược cơ thể. Dùng củ ấu còn có khả năng giải độc cho gan và giúp cơ thể bù lại chất điện giải đã mất khi bị tiêu chảy.
Củ ấu có tác dụng gì? Ăn củ ấu giúp thải độc và giảm tiêu chảy
Một số món ăn giàu dinh dưỡng từ củ ấu
Củ ấu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ đó bổ sung nhiều dưỡng chất cho mọi thành viên trong gia đình của bạn.
Một cách chế biến củ ấu như sau:
Sử dụng củ ấu tươi: Khi bạn bị say nắng, sốt, bị mất nước hay tâm trạng bồn chồn, hãy dùng một ít củ ấu tươi. Bạn chỉ cần rửa sạch và bỏ vỏ là có thể dùng ngay.
Dùng củ ấu ép lấy nước làm siro: Củ ấu vốn có vị ngọt nên thích hợp dùng nấu siro. Bạn hãy nấu 250g củ ấu trong khoảng 1 giờ, sau đó lọc lấy nước. Trộn thêm một ít đường và nấu hỗn hợp đó cho đến khi đun sôi là được. Nước siro này có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ điều trĩ xuất huyết rất tốt.
Sử dụng củ nấu đã được nấu chín.
Cháo hoặc canh hầm với củ ấu.
Canh củ ấu và sườn là món ăn giàu chất dinh dưỡng cho gia đình bạn
Tóm lại, củ ấu rất giàu chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm thông tin về củ ấu có tác dụng gì. Quan trọng là bạn nên dùng củ ấu với liều lượng thích hợp thì chúng sẽ phát huy hết giá trị dinh dưỡng của mình, tránh lạm dụng loại thực phẩm này mỗi ngày bạn nhé!