Những ai không nên ăn rau cải xoong?
Ngày 20/11/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Cải xoong đem đến rất nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người nhưng nó không phải là loại rau có thể sử dụng tùy tiện. Vậy những ai không nên ăn rau cải xoong và vì sao họ phải “dè chừng” với thực phẩm này? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Rau cải xoong là một món ăn sức khỏe. Loại thực phẩm này được đánh giá rất cao về hàm lượng dưỡng chất cũng như khả năng ngăn ngừa và điều trị bệnh. Thế nhưng trong một số trường hợp, cải xoong có thể gây ra những phản ứng tiêu cực trên cơ địa người sử dụng. Vậy những ai không nên ăn rau cải xoong? Lướt ngay xuống bài viết để có được lời giải đáp chi tiết bạn nhé!
Sơ lược về cải xoong
Cùng với cải canh, cải ngọt, cải ngồng thì cải xoong là một trong 4 đại diện tiêu biểu của họ Brassicaceae. Loài thực vật này có thân thảo, mảnh và yếu, sống trong môi trường thủy sinh hoặc bán thủy sinh. Chúng lớn rất nhanh, sống lâu năm và thường ra hoa kết quả vào tháng 4, tháng 5 hằng năm.
Lá cải xoong hơi tròn và nhỏ, kích thước tương đương lá rau má nhưng thường có màu sậm hơn. Ở trạng thái bình thường chúng không có mùi, tuy nhiên nếu cắt hoặc vò nát thì bạn sẽ ngửi thấy mùi hăng, cay đặc trưng của loài thực vật này.
Những ai không nên ăn rau cải xoong?
Nghiên cứu cho thấy trong cải xoong có rất nhiều vi chất có lợi, đáng kể nhất là: Vitamin C, Iod, lutein, Ca, P, zeaxanthin,… Tỉ lệ tinh dầu của cải xoong khá hạn chế, chỉ khoảng 0,05% nhưng chúng lại đem đến rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người.
Tác dụng tuyệt vời của rau cải xoong
Theo một nghiên cứu mới đây của CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thì rau cải xoong được công nhận là thực phẩm lành mạnh nhất thế giới. Và nếu nhìn vào những tác dụng tuyệt vời dưới đây, bạn sẽ hiểu vì sao tổ chức uy tín trên lại đưa ra khẳng định này.
Điều hòa huyết áp
Zeaxanthin và lutein là hai thành phần hoạt chất chiếm tỷ lệ cao trong rau cải xoong. Chúng được biết đến với khả năng loại bỏ mỡ thừa, ngăn ngừa và giảm thiểu hiện tượng xơ vữa động mạch, từ đó giúp điều hòa huyết áp. Không chỉ vậy, bộ ba: Ca, K và Mg trong cải xoong cũng đem đến tác dụng tương tự, ngoài ra còn giúp hạn chế tập kết tiểu cầu và kiểm soát tình trạng rối loạn chức năng nội mô.
Phòng ngừa tai biến, đột quỵ
Trong cải xoong hàm chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh như: Vitamin C, carotenoid, lutein, zeaxanthin,… Những thành phần này đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp cơ tim hoạt động bền bỉ hơn, làm giảm lượng mỡ xấu trong máu và hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, vitamin B9 có trong thực phẩm này còn ngăn chặn hiệu quả nguy cơ đột quỵ. Vậy nên thường xuyên sử dụng rau cải xoong là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bạn phòng ngừa các tai biến liên quan đến bệnh tim mạch.
Cải xoong giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp
Như đã nhắc đến ở trên, Iod là một trong những thành phần nổi bật của rau cải xoong. Vi chất này tham gia vào cấu tạo của hormon tuyến giáp (T3, T4), từ đó giúp hỗ trợ hoạt động chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Bởi vậy nếu bạn đưa thực phẩm này vào thực đơn hằng tuần thì sẽ ngăn ngừa được nguy cơ suy giáp.
Giúp xương chắc khỏe
Thành phần chính của xương là Ca, P và cả hai khoáng chất này đều có mặt trong thành phần của rau cải xoong. Vậy nên nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm này, hệ vận động của bạn sẽ ngày càng chắc khỏe, tránh được tình trạng loãng xương, yếu xương. Ngoài ra, vitamin K trong cải xoong còn giúp giảm thiểu nguy cơ gãy xương do thành phần này quá giòn và xốp.
Tốt cho mắt
Vitamin A trong cải xoong có tác dụng rất tích cực trong việc cải thiện thị lực đồng thời chặn đứng nguy cơ thoái hóa điểm vàng từ giai đoạn sớm. Trong một diễn biến khác, cải xoong còn rất giàu vitamin C và thành phần này được xem là tấm khiên giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng đục thủy tinh thể. Vậy nên nếu muốn sở hữu một đôi mắt sáng khỏe thì bạn nên “kết thân” với rau cải xoong càng sớm càng tốt.
Phòng chống ung thư
Khả năng phòng chống ung thư của rau cải xoong được các chuyên gia y tế và chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao. Nhiều bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh loài thực vật này làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: Ung thư vú, ung thư phổi và ung thư ruột kết. Đặc biệt, bên cạnh việc ngăn ngừa thì chúng còn ức chế quá trình lan rộng của tế bào ung thư tới các cơ quan khác (di căn xa).
Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin C cao ngất ngưỡng trong cải xoong vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch nói chung, vừa làm gia tăng hiệu quả chống ung thư nói riêng. Chưa hết, isothicyanate – hợp chất được tìm thấy trong rau cải xoong còn giúp bất hoạt Matrix Metalloproteinase 9 (MMP-9), một loại enzym kích thích sự phát triển mạnh mẽ của các khối u. Từ đó làm chậm diễn tiến của bệnh lý nguy hiểm này (đặc biệt là với ung thư vú).
Rau cải xoong có tác dụng phòng chống ung thư mạnh mẽ
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Khả năng điều chỉnh đường huyết của rau cải xoong có được là nhờ thành phần ALA. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong thực vật này cũng làm tăng độ nhạy của insulin, hormon giúp chuyển hóa đường trong máu thành dạng đường tích trữ trong gan và cơ. Không những vậy, hàm lượng axit amin và chất xơ cao trong rau cải xoong cũng tham gia tích cực vào việc kiểm soát đường huyết.
Những ai không nên ăn rau cải xoong?
Rau cải xoong tốt là vậy nhưng đây không phải là thực phẩm toàn năng và tương thích với mọi cơ địa. Vậy bạn có biết những ai không nên ăn rau cải xoong?
Để biết những ai không nên ăn rau cải xoong, chúng ta cần dựa vào thành phần hoạt chất của thực vật đang xét và kiểm tra xem chúng là nhân tố “tối kỵ” trong những trường hợp bệnh lý nào.
Người bị cường giáp
Hàm lượng Iod cao trong rau cải xoong rất có lợi cho người bị suy giáp. Thế nhưng, với những ai bị cường giáp (Basedow) thì đây lại là yếu tố nguy cơ. Chúng sẽ khiến cho bệnh tình của người sử dụng ngày càng trở nên trầm trọng. Vậy nên rau cải xoong không phải là lựa chọn phù hợp dành cho đối tượng này.
Đây là loại rau đại kỵ đối với người bị cường giáp
Người bị dị ứng với rau cải xoong
Mặc dù đây là trường hợp cực hi hữu nhưng không phải là không có. Và nếu chúng ta vẫn sử dụng bất chấp khuyến cáo thì không những không thu được lợi ích gì từ loại rau này, chúng còn khiến bạn rơi vào trạng thái nguy hiểm. Đặc biệt, kể cả với những người có cơ địa mẫn cảm với nhiều loại thức ăn thì cũng nên cân nhắc trước khi sử dụng rau cải xoong.
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Canxi và vitamin K trong cải xoong đều tham gia vào phản ứng đông máu. Do đó với những người đang dùng thuốc chống đông máu, thực phẩm này sẽ đem đến tác dụng ngược và làm cản trở hoạt động điều trị. Vậy nên trong thời gian sử dụng loại thuốc trên, bệnh nhân tuyệt đối không nên ăn cải xoong.
Người bị viêm loét dạ dày, ruột
Rau cải xoong chứa nhiều chất xơ và thành phần này có tính ma sát lớn, chúng có thể khiến cho vùng niêm mạc ở dạ dày, ruột bị tổn thương nặng thêm. Bên cạnh đó, Raffinose trong cải xoong là một loại đường chỉ được tiêu hóa bởi vi khuẩn lên men và chúng có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi kéo dài. Vậy nên với những ai đang mắc phải một số bệnh lý ở hệ cơ quan này thì việc sử dụng rau cải xoong sẽ khiến cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bạn bị viêm dạ dày, ruột thì ăn rau cải xoong sẽ khiến bệnh càng nặng thêm
Vậy là qua bài viết này, hẳn bạn đã biết những ai không nên ăn rau cải xoong rồi phải không? Mong rằng những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu vừa cung cấp sẽ giúp bạn tìm ra cách sử dụng thực phẩm này sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Trân trọng!
Xem thêm:
Những ai không nên ăn rau cải cúc?
Ăn nhiều việt quất có tốt không? Có nên ăn mỗi ngày?
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm thông tin
Chủ đề:Dinh dưỡngThông tin sức khỏe
Các bài viết liên quan
Rau ngổ với dừa có tác dụng gì? Lưu ý quan trọng khi sử dụng
Đâu là loại mật ong quý nhất thế giới? Top 7 mật ong quý giá, đắt đỏ
Mì xào bao nhiêu calo? Ăn nhiều mì xào có béo không?
Phô mai bao nhiêu calo? Ăn phô mai có béo không?
Những lợi ích bất ngờ của táo mật đối với sức khỏe người dùng
Đu đủ ruột vàng có tốt không? Những ai nên tránh ăn đu đủ ruột vàng?
Đu đủ ruột đỏ: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe
Đu đủ vàng và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Uống sinh tố đu đủ xanh có tốt không? Lưu ý gì khi uống?
Sinh tố đu đủ chuối có tác dụng gì?