Cỏ tranh là cây mọc hoang ở rất nhiều tỉnh thành nước ta. Đây còn là dược liệu quý có khả năng tiêu ứ huyết, giúp lợi tiểu, chữa chảy máu cam. Ngoài ra cây cỏ tranh còn giúp giải độc cơ thể, giải độc gan và chữa bệnh sỏi thận rất hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như các bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này
Mục lục
Thông tin về cây cỏ tranh
Mô tả cây cỏ tranh
Hình ảnh cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh thường mọc ở đâu?
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Công dụng cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh chữa bệnh gì? Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ tranh
Tác dụng lợi tiểu, chữa bí tiểu, khó tiểu
Cây cỏ tranh giúp giải độc cơ thể, làm mát gan
Điều trị viêm thận cấp từ cây cỏ tranh
Chữa viêm đường tiết niệu
Bài thuốc trị chảy máu cam với rễ cỏ tranh
Điều trị ho lâu ngày do phế hư
Điều trị sốt xuất huyết
Trị sỏi thận bằng rễ cỏ tranh
Thông tin về cây cỏ tranh
Tên khác: Bạch mao
Rễ và thân cỏ tranh khô còn được gọi là bạch mao căn
Rễ cây cỏ tranh tươi gọi là sinh mao căn.
Hoa gọi là bạch mao hoa.
Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) P.Beauv.
Họ: Lúa – Poaceae
Mô tả cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh là cây sống lâu năm có phần rễ lan dài và ăn sâu dưới lòng đất. Lá cây mọc đứng và cứng, dáng lá hẹp và dài. Mặt trên lá nhám, mặt dưới nhẵn. Hoa cỏ tranh có màu trắng sợi bông.
Rễ cỏ tranh có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt. Tại các đốt này sẽ mang các lá vẩy và rễ con.
Hình ảnh cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh
Cỏ tranh
Cây cỏ tranh thường mọc ở đâu?
Cây cỏ tranh mọc dại ở hầu hết các tỉnh thành trên đất nước ta.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng của cây cỏ tranh: Thân, rễ và hoa
Thu hái: Có thể thu hoạch quanh năm
Đến mùa thu hoạch, người ta sẽ đào lấy phần thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ rồi mang đi rửa sạch, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.
Rể cỏ tranh
Công dụng cây cỏ tranh
Trong Đông y, rễ cây cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, hoa có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng trừ phục nhiệt, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, sử dụng chữa sốt, nóng, khát nước, niệu huyết, thổ huyết.
Ở những người gan yếu do thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, người rối loạn chức năng gan nên sử dụng rễ cỏ tranh để thanh lọc cơ thể, giải độc gan và làm mát gan.
Ở Trung Quốc, rễ được dùng để hạ sốt, trị nôn mửa.
Ở Cambodia, rễ cỏ tranh kết hợp với một số loại thảo dược để điều trị bệnh trĩ.
Ở Châu Phi, người ta lại sử dụng để chữa bệnh lậu và bệnh liên quan tới đường tiết niệu.
Cỏ tranh
Cây cỏ tranh chữa bệnh gì? Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ tranh
Tác dụng lợi tiểu, chữa bí tiểu, khó tiểu
Dùng 30 gram rễ cỏ tranh khô, 25 gram xa tiền sử, 5 gram hoa cúc, 40 gram râu ngô, đem trộn đều lại với nhau. Mỗi lần sẽ lấy 50 gram sắc chung với 750 ml nước. Dùng nước này uống trong ngày. Để cải thiện bệnh tốt nhất nên uống liên tục trong 10 ngày.
Cây cỏ tranh giúp giải độc cơ thể, làm mát gan
Sử dụng 200 gram sinh căn mao, rửa sạch và mang đi nấu với 700 ml. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm tầm 7-10 phút rồi tắt. Dùng nước này uống thay nước lọc. Sử dụng từ 10-15 ngày.
Điều trị viêm thận cấp từ cây cỏ tranh
Dùng 10g mỗi vị: rễ cỏ tranh tươi, cam thảo nam, kim ngân hoa, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu, mã đề, kim anh tử. Sắc chung với 3 bát nước. Khi nào nước cạn còn 1 bát thì mang uống sau bữa ăn. Dùng 15 ngày liên tục.
Chữa viêm đường tiết niệu
Dùng 10 gram rễ cỏ tranh khô, 20 gram kim ngân, 20 gram rau dấp cá, 20 gram kim tiền thảo, 20 gram đinh lăng, 20 gram rau má, 16 gram tang diệp, 16 gram hương nhu. Mang đi sắc và uống trong ngày, giúp cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu.
Bài thuốc trị chảy máu cam với rễ cỏ tranh
Mao căn tươi 120g hoặc 36g mao căn khô, chi tử 18g, sắc uống khi còn nóng. Nên uống sau bữa ăn hoặc trước lúc đi ngủ.
Điều trị ho lâu ngày do phế hư
Rễ cây cỏ tranh khô 20 gram, củ gừng 20 gram, rễ xương sông 16 gram, cam thảo 10 gram, bán hạ chế 10 gram, trần bì 10 gram, tang bạch bì 16 gram, cát cánh 12 gram. Mỗi ngày sắc 1 thang và uống làm 2 lần, uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 3 – 4 ngày liên tục giúp giảm ho.
Điều trị sốt xuất huyết
Sử dụng 20 gram rễ cây cỏ tranh khô, 20 gram cỏ mực, 20 gram rau má, 16 gram kinh giới, 16 gram tang diệp, 24 gram đậu đen đã sao thơm, 12 gram cam thảo. Mang đi sắc với nước. Chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.
Trị sỏi thận bằng rễ cỏ tranh
Bạch mao căn 20 gram, cối xay 16 gram, cối xay 16 gram, kim tiền thảo 10 gram, mộc thông 10 gram,đinh lăng 20 gram, mã đề thảo 20 gram. Sắc thuốc, uống 2 lần mỗi ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.
Cây cỏ tranh, đặc biệt là phần rễ có tác dụng giải độc rất tốt. Đây là vị thuốc tự nhiên, an toàn, dễ tìm và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nhiều trường hợp như người tạng hàn, người hư hỏa, phụ nữ đang mang thai, người đang suy nhược… không nên sử dụng loại thảo dược này để chữa bệnh.
Đến với chuyên mục Cây thuốc nam bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các loại dược liệu quý quanh ta. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ sớm nhất.