Cây lô hội: Đặc điểm, công dụng làm đẹp cho tới chữa bệnh

Từ lâu trong dân gian, cây Lô hội đã nổi tiếng với công dụng làm đẹp dáng, đẹp da. Tuy nhiên rất ít người biết, cây Lô hội còn được sử dụng để chữa bệnh táo bón và đặc biệt có công dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?

Lô hội là cây gì?

Đặc điểm thực vật cây Lô hội
Hình ảnh cây Lô hội
Cây Lô hội mọc ở đâu?
Bộ phận dùng làm thuốc
Thành phần có trong cây nha đam
Cây Lô hội có công dụng gì?

Cây Lô hội chữa được những bệnh gì? Các bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp từ cây này

Chữa viêm loét tá tràng
Trị táo bón, tiểu bí
Chữa bỏng bằng cây lô hội
Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn
Cây lô hội chữa bệnh tiểu đường
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư với cây lô hội
Chữa rụng tóc bằng cây lô hội
Chữa zona thần kinh
Cách làm đẹp với cây lô hội
Lưu ý

Lô hội là cây gì?

24 bài thuốc chữa bệnh từ cây lô hội

Tên khác: nha đam, long tu, lưỡi hỗ…
Tên khoa học: Aloe spp.
Họ: Lô hội – Asphodelaceae

Đặc điểm thực vật cây Lô hội

Cây Lô hội là cây thân thảo mọng nước, có chiều cao khoảng 40-80cm. Lá cây có hình mũi mác khá dày, không có cuống, mọc vòng sát nhau.

Lá có màu lục nhạt cho tới xanh đậm, có nhiều vết đốm trắng nằm rải rác ở trên lá. Lá khá mọng nước, có chứa nhiều chất nhầy giúp giữ nước khi ở môi trường khô hạn, mép lá có gái, dài khoảng 20-30cm. Hoa cây Lô hội có cán dài tới 1m, màu vàng đỏ, mọc thành từng chùm.

Quả có hình nang trứng, quả non màu xanh, sau đó chuyển dần sang nâu, có 3 ô, mỗi ô đựng nhiều hạt. Cây ra hoa vào mùa Thu.

Hình ảnh cây Lô hội

Cây Lô hội – Nha đam

Cây Lô hội mọc ở đâu?

Cây Lô hội được du nhập về nước ta và trồng khá nhiều ở các vùng như Phan Thiết, Phan Rang và Phan Rí thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Lô hội: Dược liệu làm đẹp quen thuộc có tác dụng trị bệnh

Bộ phận dùng làm thuốc

Nhựa cây hay gel nha đam chính là thành phần được sử dụng. Cây Lô hội được hái quanh năm, cắt nhỏ lá, giã và ép lấy nước. Nước này để lắng đọng 24h sau đó gạn nước thu được, đem phơi ngoài nắng để cô đặc lại hoặc đun cho đặc.

Gel nha đam thường được dùng trong các sản phẩm chăm sóc da. Không chỉ có thế, lớp gel nguyên chất tự nhiên này cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Phần thịt cây lô hội được sử dụng để làm đẹp và chữa bệnh

Thành phần có trong cây nha đam

Gel nha đam chứa vitamin A, C và E giúp chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do này chính là nguyên nhân dẫn tới lão hóa và tăng nguy cơ gây ung thư.

Ngoài ra, vitamin B-12 và axit folic (folate) cũng có chứa trong nha đam giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như magiê, crom, natri, canxi, kali, đồng, kẽm và selen. Từ đó, nha đam giúp các tế bào enzyme luôn khỏe mạnh và giúp cho hoạt động chuyển hóa diễn ra tốt hơn.

Lô hội: tác dụng, cách sử dụng và tác dụng phụ đối với cơ thể

Cây Lô hội có công dụng gì?

Theo Đông y, cây Lô hội có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, nên được sử dụng để làm thuốc trị táo bón, viêm loét dạ dày, làm lành vết thương, dưỡng da, chữa đái tháo đường và sỏi niệu…

Cây Lô hội chữa được những bệnh gì? Các bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp từ cây này

Chữa viêm loét tá tràng

Sử dụng Lô hội 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), dạ cẩm 20g, cam thảo 6g. Sắc tất cả các thảo dược trên rồi uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Nếu người bệnh uống xong bị ợ chua nhiều thì có thể thêm mai mực tán bột 10g chiêu với nước thuốc trên. Liệu trình 15-20 ngày.

Trị táo bón, tiểu bí

Lô hội 20g, xay nhỏ với 0,5 lít nước. Chia uống 2-3 lần/ngày.

Chữa bỏng bằng cây lô hội

Ngay sau khi bị bỏng, bạn nên xả nhẹ với nước lạnh hoặc chườm đá lạnh giúp làm dịu và xẹp vết bỏng. Sau đó đắp phần thịt lô hội lên. Chú ý nên rửa sạch lá lô hội, loại bỏ nhựa vàng rồi mới đắp lên vùng da bị bỏng. Cuối cùng dùng băng gạc cố định và để từ 1 đến 2 tiếng. Ngày thực hiện 2 – 3 lần sẽ giúp làm dịu và tái tạo tế bào mới nhanh chóng.

Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn

Lô hội 30g, cam thảo 15g. Tán thành bột mịn. Dùng nước đậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào.

Cây lô hội chữa bệnh tiểu đường

Uống nước ép lô hội mỗi ngày là cách đơn giản nhất để giảm lượng đường trong máu của người mắc tiểu đường tuýp 2. Hoặc người bệnh có thể áp dụng bài thuốc:

Ý nghĩa phong thủy của cây lô hội

Dùng 1 nắm lá lô hội, bỏ phần vỏ, gai 2 bên và rửa sạch. Sau đó nấu sôi, để nguội, xay nhuyễn và dùng nước này để uống. Ngày uống làm 3 lần, mỗi lần 1 muỗng. Uống trước ăn 15 phút.

Hoặc dùng 1 đến 2 lá lô hội, lấy phần thịt, rửa sạch và ăn trực tiếp. Ăn 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Nước ép lô hội chữa bệnh tiểu đường

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư với cây lô hội

Sử dụng 2-3 lá lô hội, mật ong 200g, rượu trắng 2-4 thìa. Lô hội mang đi rửa sạch hết nhựa, loại bỏ gai và lớp vỏ. Lọc lấy phần thịt lô hội, thái nhỏ và xay bằng máy xay. Thêm mật ong và rượu vào, bảo quản trong lọ thủy linh. Mỗi ngày sẽ sử dụng làm 3 lần sáng – trưa – chiều. Uống khi đói và trước ăn 30 phút. Mỗi lần dùng 1 thìa canh nhỏ.

Chữa rụng tóc bằng cây lô hội

Lấy phần nhựa của cây lô hội xoa lên da đầu, massage nhẹ nhàng để tinh chất của cây thấm sâu vào chân tóc. Để khô từ 2-3 tiếng rồi đi gội sạch lại tóc như bình thường. Cách này cần áp dụng từ 6 tháng trở lên sẽ thấy tóc mọc dày và dài hơn hẳn.

Chữa rụng tóc bằng cây lô hội

Chữa zona thần kinh

Lô hội tươi: 2- 3 cây. Mang đi rửa sạch phần nhựa, loại bỏ gai rồi mang đi thái miếng, xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt của cây lô hội, phần bã đắp trực tiếp lên vùng da bị zona thần kinh, sử dụng gạc cố định lại. Còn phần nước cốt pha với 100ml nước ấm, thêm đường vào uống. Kiên trì thực hiện ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách làm đẹp với cây lô hội

Lấy lá lô hội mang đi rửa sạch, lọc lấy phần thịt lá đắp trực tiếp lên da mặt hoặc pha thêm với chút mật ong, chanh. Thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ thấy da trắng mịn, giảm mụn và đẹp lên trông thấy.

Lưu ý

Người bị tiêu chảy không nên dùng. Người tỳ vị hư nhược, sinh tả và phụ nữ có thai không dùng được.

Hy vọng nội dung ở trên đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về công dụng của cây lô hội. Để có hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên áp dụng trong thời gian dài và nên hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.