Cây sữa

Nội dung bài viết

Mô tả dược liệu1. Đặc điểm cây hoa sữa2. Bộ phận dùng3. Phân bố4. Thu hái – sơ chế5. Bảo quản6. Thành phần hóa họcVị thuốc hoa sữa1. Tính vị2. Quy kinh3. Tác dụng dược lý4. Cách dùng – liều lượngBài thuốc chữa bệnh từ cây hoa sữaLưu ý khi dùng cây sữa chữa bệnhCây sữa hay còn được gọi là Hoa sữa, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Không chỉ được trồng để làm cảnh, cây sữa có tác dụng phát hãn, chỉ thống, thông kinh, bình suyễn, tiêu tích và trừ đờm. Nhân dân thường dùng vị thuốc này để chữa sốt rét, bồi bổ sức khỏe, ho suyễn, thiếu máu,…

cây hoa sữa

Cây sữa hay còn được gọi là Hoa sữa, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước taTên gọi khác: Hoa sữa, Mồng cua, Mò cua, Mùa cua.Tên khoa học: Alstonia ScholarisHọ: Trúc đào (danh pháp khoa học: Apocynaceae)Giải thích tên gọi: Khi bị thương tổn, toàn cây đều chảy ra chất nhựa có màu trắng như sữa.

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm cây hoa sữa

Hoa sữa là loài thực vật thân gỗ, chiều cao trung bình từ 15 – 30m. Thân cây tròn, thẳng, vỏ ngoài có màu nâu, nứt nẻ và bên trong chứa nhiều nhựa trắng.cây hoa sữa

Hoa sữa là loài thực vật thân gỗ, chiều cao trung bình từ 15 – 30m, thân tròn và thẳngCành và lá của cây mọc vòng. Phiến lá có hình bầu dục dài, mặt dưới mờ, mặt trên bóng nhẵn, các gân nổi rõ trên phiên lá. Lá rộng 5.5 – 6.5cm, dài 8 – 22cm.

cây hoa sữa

Lá mọc vòng, phiến có hình bầu dục dài, lá rộng khoảng 5.5 – 6.5cm và dài 8 – 22cmHoa mọc thành từng cụm, thường mọc ở đầu cành, hoa màu trắng hoặc xanh nhạt và có mùi thơm đặc trưng. Mùi hoa sữa nghe thoang thoảng có cảm giác dễ chịu nhưng khi đứng gần, mùi hoa có thể xộc vào mũi và gây khó chịu với những người có cơ địa nhạy cảm.

cây hoa sữa

Hoa sữa mọc thành từng cụm, hoa màu trắng hoặc xanh nhạt và có mùi thơm đặc trưngQuả dài 25 – 50cm, màu nâu, bên trong nhiều hạt nhỏ và dẹt. Cây hoa sữa thường ra hoa vào tháng 8 – 12.

2. Bộ phận dùng

Vỏ cây sữa được sử dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Hoa sữa được trồng và mọc hoang nhiều ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Nam Định. Ngoài ra cây còn được trồng ở một số quốc gia khác như Malaysisa, Indonesia, Philipin, Ấn Độ,…

4. Thu hái – sơ chế

Vỏ cây được thu hái quanh năm nhưng thời điểm vỏ có phẩm chất tốt nhất là vào mùa xuân hạ. Vì lúc này cây chưa ra hoa và quả nên dưỡng chất còn tập trung nhiều ở vỏ. Sau khi hái vỏ về, đem cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài rồi phơi/ sấy khô để dùng dần.

5. Bảo quản

Bảo quản vỏ hoa sữa phơi khô ở nơi khô ráo và thoáng mát. Nếu có dấu hiệu ẩm mốc, nên đem phơi với nắng để tránh hư hại dược liệu.

6. Thành phần hóa học

Vỏ cây sữa chứa một số thành phần hóa học như sau: Echitenin, Ditamin,…

Vị thuốc hoa sữa

1. Tính vị

Vị đắng, tính mát.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Phế và Can.

3. Tác dụng dược lý

cây hoa sữa

Cây hoa sữa có tác dụng tiêu thực, trừ đờm, bình suyễn, phát hãn và kiện vị– Theo Đông Y:Tác dụng: Tiêu tích, trừ đờm, giải độc, bình suyễn, chỉ khát, kiện vị và phát hãn và thông kinh.Chủ trị: Rối loạn kinh nguyệt, làm thuốc bồi bổ sức khỏe, trị sốt rét cấp và mãn tính, lở ngứa ngoài da, sốt cao, thiếu máu, lỵ, tiêu chảy, viêm khớp.Ở Ấn Độ, hoa sữa được dùng để trị các bệnh về răng do các tác dụng kháng khuẩn.– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:Chống viêm, giảm cơn ho, hen suyễn và cơn đau: Một số alkaloid trong dược liệu có tác dụng giảm ho hen, chống viêm và giảm cơn đau ngoại vi ở chuột thực nghiệm.

Tác dụng làm giảm khả năng sinh sản: Cho chuột đực uống thuốc sắc từ vỏ cây sữa nhận thấy tuyến tiền liệt, túi tinh và tinh hoàn giảm trọng lượng đáng kể. Sử dụng trong thời gian dài có thể làm giảm chức năng sinh sản và hoạt động của tinh hoàn.Có tiềm năng trị đái tháo đường: Methanol trong lá của cây sữa có thể chống lại alpha-glucoside. Do đó một số chuyên gia nhận thấy, vị thuốc này có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.Tác dụng kiểm soát ung thư: Alkaloid trong cây sữa có tác dụng chống lại tế bào ung thư và tăng khả sống sót của chuột thực nghiệm.Trị sốt rét: Một số alkaloid trong hoa sữa như echitamine, echitenine và ditamine có thể sử dụng để thay thế Quinine trong điều trị sốt rét.Tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy: Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, nước sắc từ vỏ cây có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.

4. Cách dùng – liều lượng

Vỏ cây sữa được sử dụng ở dạng sắc uống, cao lỏng hoặc dạng thuốc bột. Liều dùng tham khảo: 1 – 3g/ ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa sữa

1. Bài thuốc chữa đau răngChuẩn bị: 1 ít vỏ hoa sữa.Thực hiện: Sắc đặc và dùng để ngâm, súc miệng.2. Bài thuốc trị chứng thiếu máu và buồn nôn do thực hiện hóa trị liệuChuẩn bị: Lá sữa 20g.Thực hiện: Đem sao vàng, sắc lấy nước uống.3. Bài thuốc trị chứng bạch huyết cấp gây ho henChuẩn bị: Anh túc xác 6g, ngũ vị tử, vỏ sữa và tử thảo mỗi vị 15g.Thực hiện: Sắc lấy nước ngày dùng 1 thang, chia nước sắc thành nhiều lần dùng.4. Rượu vỏ cây hoa sữa có tác dụng kích thích tiêu hóa

Chuẩn bị:

Vỏ cây sữa (tán nhỏ) 75g và rượu 30 – 35 độ khoảng 500ml.Thực hiện: Đem ngâm trong vòng 7 ngày, sau đó lọc bỏ bã và thêm rượu vào sao cho đủ 500ml. Mỗi ngày dùng 20ml trước bữa ăn chính 15 phút, ngày dùng 2 lần.5. Cao lỏng từ vỏ cây sữa Chuẩn bị: Bột từ vỏ cây sữa và cồn 60 độ.Thực hiện: Đem ngâm dược liệu trong cồn trong vòng 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều để tránh đọng thuốc ở bên dưới chai. Sau đó thêm cồn vào (bằng lượng của vỏ cây sữa) rồi chế thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng 0.5 – 1.5g.6. Bài thuốc trị ăn kém, người gầy và có tạng nhiệtChuẩn bị: Bột từ vỏ cây sữa.Thực hiện: Dùng 1 – 3g bột uống cùng với nước nóng.

Lưu ý khi dùng cây sữa chữa bệnh

Tránh nhầm lẫn với cây vú sữa.Sử dụng vỏ cây sữa với liều cao có thể gây độc.Tránh dùng bài thuốc trong thời gian dài. Vì cây sữa có thể làm giảm trọng lượng của tinh hoàn, tuyến tiền liệt và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới.Hoa sữa có khả năng gây dị ứng cao (đặc biệt là phấn hoa). Vì vậy cần tránh sử dụng dược liệu cho người bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm kết mạc dị ứng.Thông tin về tác dụng dược lý và bài thuốc từ cây sữa trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này, bạn nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.Có thể bạn quan tâmCây Mề Gà – Công Dụng Và Cách Dùng Chữa BệnhCây Thồm Lồm Chữa Bệnh Gì? Cách Dùng Và Kiêng Kỵ