Ngũ gia bì gai là một loại dược liệu quý có vị đắng hơi cay và tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể. Thường được sử dụng để làm vị thuốc chữa thấp khớp, âm hư, yếu sinh lý ở nam giới…
Hình ảnh dược liệu ngũ gia bì gaiTên gọi khác: Tan diệp ngũ gia, tam gia bìTên khoa học: Acanthopanax trifoliatusHọ: Nhân sâm (Araliaceae)
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Ngũ gia bì gai là cây bụi nhỡ có chiều cao trung bình khoảng từ 1 – 7m, mọc dựa. Cành của cây có xu hướng vươn dài ra và có gai nhọn. Phần lá là lá kép chân vịt mọc so le nhau, có khoảng 3 – 5 lá chét. Lá có hình bầu dục dục hoặc thuôn với phần gốc tròn và phần đầu nhọn.Chiều dài của lá khoảng từ 5 – 8cm, rộng khoảng 2 – 4cm.
Lá chét ở giữa lớn hơn các lá chét bên, mép khía răng to, gân lá có gai, cả hai mặt đều nhẵn nhưng mặt trên sẫm bóng. Cuống lá kép dài khoảng 4 – 7cm và có gai.Cụm hoa sẽ mọc ở phía đầu cành, bao gồm 3 – 10 tán với cuống dài khoảng 3 – 4cm. Hoa nhỏ có màu trắng lục với phần lá đài không rõ. Cánh hoa có hình tam giác, nhị 5 với chỉ nhị mảnh. Mùa hoa khoảng từ tháng 9 – 11.Phần quả là quả mọng có hình đầu dẹt và mang vòi tồn tại. Đường kính quả khoảng 2,5mm. Khi chín quả sẽ có màu đen và có 2 hạt bên trong. Mùa quả vào khoảng từ tháng 12 – 1.
2. Bộ phận dùng
Vỏ rễ và vỏ thân là 2 phần của dược liệu được sử dụng phổ biến để làm vị thuốc.
3. Phân bố
Dược liệu ngũ gia bì gai thường phân bố ở khu vực châu Á. Điển hình nhất là vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản hay Viễn Đông Nga. Một số loài thì phân bố ở vùng phía Nam và Đông Nam Á.Ở Việt Nam, dược liệu này thường mọc hoang dại ở một số tỉnh miền núi dọc theo biên giới phía Bắc. Bao gồm Lạng Sơn, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai. Ở một số nơi khác có ít hơn như Kon Tum, Nghệ An, Hòa Bình… Thường gặp ở dọc bờ suối, nương rẫy hay bìa rừng.
4. Thu hái và sơ chế
Phần vỏ rễ và vỏ thân của dược liệu thường được thu hái vào mùa xuân thu. Sau khi thu thì sẽ đem cạo lớp vỏ phía ngoài rồi rửa sạch.Tiếp đến, tiến hành phơi khô và ủ bằng lá chuối trong khoảng từ 7 – 10 ngày cho thơm. Sau đó phơi âm, can cho khô và bảo quản dùng dần.
Dược liệu ngũ gia bì gai thường được sử dụng ở dạng phơi khô âm can
5. Bảo quản
Dược liệu sau khi đã sơ chế khô thì để vào túi kín và bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm thấp và ánh nắng rọi trực tiếp.
6. Thành phần hóa học
Các thành phần chính có trong dược liệu này bao gồm:Saponon triterpenAcid oleanolicSabinenA-pinenP-pinenP.cymen
Vị thuốc ngũ gia bì gai
1. Tính vị
Các tài liệu Đông y ghi chép lại, dược liệu ngũ gia bì có vị đắng hơi cay và tính mát.
2. Quy kinh
Dược liệu được quy vào 3 kinh là can, thận và phế.
3. Tác dụng dược lý
Theo như những tài liệu Đông y ghi chép lại thì ngũ gia bì gai được đánh giá là dược liệu có rất nhiều tác dụng tốt. Điển hình như bồi bổ cơ thể, mạnh gân xương, thanh nhiệt giải độc. Có thể hỗ trợ chữa thấp khớp, tay chân tê mỏi, đau lưng, đàn bà âm hư, đàn ông yếu sinh lý.Các nghiên cứu hiện đại thì chỉ ra rằng, dược liệu này có tác dụng kích thích tâm thần. Ngoài ra, còn có tác dụng “sinh thích nghi” tốt hơn cả nhân sâm. Có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể một cách không đặc hiệu với các đặc điểm như:
Tăng đề kháng với các tác nhân gây độc hại từ bên ngoài. Đặc biệt nhất là các tác nhân vật lý (nóng bức, quá lạnh, vận động quá mức), tác nhân sinh học (ung thư, vi khuẩn), tác nhân hóa học (chất độc hại).Điều tiết sự phát triển của các bệnh lý với cơ chế làm cho cơ thể có xu hướng trở về trạng thái bình thường.Ngoài ra, dược liệu này còn được cho là có tác dụng làm giãn mạch máu. Đồng thời cải thiện quá trình cung cấp máu cho não và hạ huyết áp. Đối với thần kinh trung ương thì còn có tác dụng trấn tĩnh và kéo dài thời gian gây ngủ, giảm co giật do picrotoxin gây nên.
4. Cách dùng – liều lượng
Ngũ gia bì gai thường được dùng ở dạng ủ và phơi khô âm can. Có thể dùng để sắc hay ngâm rượu uống đều được. Liều lượng được khuyến cáo là khoảng từ 6 – 12g mỗi ngày tùy vào bài thuốc cũng như mục đích sử dụng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu ngũ gia bì gai
Vị thuốc ngũ gia bì gai có mặt trong một số bài thuốc sau:
1. Chữa tay run, miệng lập cập
Chuẩn bị: 30g ngũ gia bì gai , 3g gừng, 6g quế nhục, 24g ngưu tất, 24g thạch hộc.Thực hiện: Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa thật sạch rồi thái nhỏ và phơi khô. Tiến hành sắc chung với khoảng 400ml nước trên lửa nhỏ. Tắt bếp khi lượng nước rút xuống còn khoảng 100ml. Chia ra 2 lần uống trong ngày, tốt nhất nên uống khi thuốc còn ấm nóng.
2. Bài thuốc bồi bổ cơ thể, trị sinh lý yếu
Chuẩn bị: 100g phần vỏ thân ngũ gia bì gai (ở dạng đã được ủ rồi phơi âm can cho đến khi khô), 1 lít rượu trắng khoảng 30 – 35°.Thực hiện: Cho dược liệu vào hũ thủy tinh rồi đổ ngập rượu trắng lên trên và đậy kín nắp lại. Ngâm trong khoảng 3 tuần là có thể sử dụng, thỉnh thoảng nên lắc bình cho rượu thuốc đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần chỉ khoảng 20 – 30ml. Thời điểm thích hợp nhất là vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ.
Đàn ông yếu sinh lý có thể dùng dược liệu ngâm rượu uống để hỗ trợ cải thiện
3. Bài thuốc chữa kinh nguyệt khó khăn, bạch đới
Chuẩn bị: 9g ngũ gia bì gai cùng với 6g hồng ngưu tất.Thực hiện: Các nguyên liệu cho hết vào ấm sắc chung với khoảng 500ml nước trên lửa nhỏ. Khi lượng nước còn phân nửa thì tắt bếp. Chắt lấy nước bỏ bã đi và uống khi còn ấm nóng.
4. Bài thuốc chữa đau khắp mình mẩy, đau xương khớp
Chuẩn bị: 100g ngũ gia bì gai, 1 lít rượu trắng khoảng 30°.Thực hiện: Ngũ gia bì đem thái nhỏ rồi cho lên chảo sao vàng. Chờ vị thuốc này nguội thì cho vào bình thủy tinh để ngâm chung với rượu trắng. Ngâm trong khoảng từ 10 – 15 ngày, thỉnh thoảng cần lắc đều bình rượu thuốc. Ngày uống chỉ 1 lần duy nhất trước khi đi ngủ với liều lượng khoảng 30ml.
5. Bài thuốc chữa thổ huyết lao thương
Chuẩn bị: 9g rễ ngũ gia bì gai, 9g ngưu tất, 9g chu sa liên, 9g tiểu huyết đằng, 1 lít rượu trắng.Thực hiện: Các dược liệu đem cho hết vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu lên và đậy kín nắp. Ngâm trong ít nhất là 10 ngày thì có thể lấy ra sử dụng. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng từ 15 – 20ml.
Những lưu ý khi sử dụng ngũ gia bì gai để chữa bệnh
Ngũ gia bì gai mặc dù có công dụng chữa bệnh rất tốt nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý. Trong một số trường hợp, dược liệu này có thể khiến rủi ro phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.Những người âm hư hỏa vượng nhưng lại không có thấp nhiệt thì tránh dùng những bài thuốc từ dược liệu này. Ngoài ra, dược liệu còn được nghiên cứu là kỵ một số loại thuốc Tây như Dipyridamode, Clopiogrel hay Aspirin.Những thông tin mà bài viết cung cấp về dược liệu ngũ gia bì gai chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này, người bệnh cần trao đổi với những người có chuyên môn để tránh gặp tác dụng phụ.