Những người không nên uống nước chè xanh
Chè xanh là thức uống truyền thống và quen thuộc với mọi người Việt Nam. Uống nước chè xanh có nhiều tác dụng nhưng có những người không nên uống nước chè xanh. Liệu bạn có nằm trong số đó?
Nước chè xanh hay nước trà xanh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là thức uống quen thuộc với người Việt từ xưa đến nay. Nhưng có những người không nên uống nước chè xanh để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trước khi uống loại nước này, bạn nên tìm hiểu xem mình có nằm trong nhóm đối tượng đó hay không nhé!
Lợi ích sức khỏe khi uống nước chè xanh
Nước chè xanh từ lâu vẫn được nhiều người ưa thích vì mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Acid amin L-theanine có trong trà xanh có tác dụng chống lo âu, cải thiện khả năng hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và tăng sản xuất sóng alpha trong não. Loại acid amin này kết hợp với chất caffeine được chứng minh có khả năng cải thiện chức năng não bộ.
Trong nước chè xanh có chứa hợp chất catechin. Hợp chất này có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh, giảm nguy cơ giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.
Người thường xuyên uống nước chè xanh đúng cách có thể giảm lượng cholesterol xấu và cholesterol toàn phần trong máu. Đây là cách mà loại nước này giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
Nước chè xanh nấu từ lá trà tươi
Thật đáng tiếc với những người muốn giảm cân mà lại nằm trong nhóm những người không nên uống nước chè xanh. Với hàm lượng caffeine khá cao, nước chè xanh sẽ cải thiện hoạt động trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa thành năng lượng. Đây là lý do nhiều người uống trà xanh giảm cân an toàn và hiệu quả.
Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong chè xanh có thể bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do, từ đó có thể phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính và bệnh ung thư.
Nước chè xanh có chất catechin có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, giúp hạn chế mảng bám, phòng ngừa sâu răng và hôi miệng.
Nhiều nghiên cứu chứng minh uống trà xanh giảm đường huyết rất tốt. Từ đó, thứ nước này giúp chúng ta làm chậm quá trình tiến triển của bệnh tiểu đường và phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Bạn có trong danh sách những người không nên uống nước chè xanh?
Những người không nên uống nước chè xanh
Những trường hợp không nên uống nước chè xanh:
Người bị thiếu máu do thiếu sắt: Trong nước chè xanh có chứa chất tannin có thể làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Người đang bị sốt: Chất caffeine trong lá trà xanh có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, làm giảm tác dụng khi uống thuốc hạ sốt.
Phụ nữ có thai và cho con bú: Các chất như caffeine, tannin đều có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên uống nước trà xanh bởi caffeine có thể truyền qua sữa mẹ khiến bé mất ngủ, quấy khóc.
Trẻ em không nên uống loại nước này vì có thể thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Nước chè xanh khiến trẻ em bị mất ngủ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ cũng như tinh thần của trẻ.
Những bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, động mạch vành không nên uống loại nước này. Trong chè xanh có chứa caffeine và theophylline là 2 chất khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng và bệnh tình thêm nghiêm trọng.
Những người không nên uống nước chè xanh cũng là người bị táo bón. Chất phenol trong nước chè khiến đường ruột và niêm mạc dạ dày co lại có thể dẫn đến táo bón. Người đang bị táo bón uống nhiều nước chè xanh khiến bệnh tình thêm nặng và có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Người bị bệnh gan nên tránh uống nước chè bởi gan sẽ phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa caffeine.
Người bị bệnh sỏi thận nếu có thói quen uống nước chè có thể khiến bệnh tình thêm nặng. Bởi acid oxalic trong nước chè khi kết tủa với canxi trong nước tiểu sẽ hình thành sỏi thận.
Caffeine trong nước chè khiến bạn tỉnh táo. Nếu bị mất ngủ thường xuyên tốt nhất bạn nên tránh xa nước chè.
Nước chè có thể phân giải chất béo nên đây không phải lựa chọn tốt cho người suy dinh dưỡng, người gầy kinh niên đang muốn tăng cân.
Nước chè xanh có thể ngăn cản sự hấp thụ canxi nên những người đang bị loãng xương cũng không nên uống nước chè.
Nước chè xanh có thể khiến nhiều tình trạng bệnh thêm nặng
Lưu ý khác khi uống nước chè xanh
Nếu không nằm trong nhóm những người không nên uống nước chè xanh, bạn có thể yên tâm sử dụng thức uống này. Tuy nhiên, khi uống nước chè xanh chúng ta cũng cần lưu ý:
Không uống nước chè xanh ngay sau bữa ăn: Nếu uống nước chè xanh sau khi ăn, các acid tanna trong nước chè có thể khiến sắt và protein bị kết tủa. Điều này lặp lại liên tục không những khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng mà còn gây khó tiêu, đầy bụng. Bạn nên chờ ít nhất 1 tiếng sau khi ăn mới uống nước chè.
Không uống nước chè xanh để lâu: Nước chè để lâu sẽ bị xỉn màu, vitamin B và vitamin C bị phân hủy nên giảm lợi ích với sức khỏe. Lượng caffeine và acid tannic cũng tăng lên làm tăng nguy cơ gây bệnh gout.
Không nên nấu nước chè xanh quá đặc bởi hàm lượng cafein cao khiến thần kinh hưng phấn, gây mất ngủ.
Uống nước chè xanh lúc đói khiến người uống bị say chè sẽ có biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, hạ đường huyết…
Nước chè xanh kỵ với các thực phẩm như thịt dê, thịt chó. Khi ăn các thực phẩm này bạn không nên uống nước chè.
Nếu đang uống thuốc trị bệnh bạn không nên uống nước chè. Các thành phần trong nước chè xanh và thuốc có thể phản ứng với nhau gây hậu quả không mong muốn.
Nước chè xanh sau khi nấu chỉ nên để tối đa 8 tiếng. Sau khoảng thời gian đó các chất có hại sẽ gia tăng và gây hại cho sức khỏe.
Uống nước chè xanh sau khi uống rượu bia sẽ khiến các chất độc hại trong rượu bia chưa kịp phân giải bị ngấm vào thận và gây hại cho thận.
Uống nước chè xanh sai cách không tốt cho sức khỏe
Chè xanh có rất nhiều công dụng bởi vậy nó là thức uống ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, có những người không nên uống nước chè xanh. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, hãy tránh uống nước chè để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Còn nếu bạn trong nhóm đối tượng được uống nước chè xanh, hãy uống đúng cách, đủ lượng để phát huy hết lợi ích của loại nước này với sức khỏe nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.