Thanh nhiệt cơ thể
Cuống lá của cây dọc mùng là phần được chúng ta thu hái và sử dụng phổ biến nhất, bởi bộ phận này rất mọng nước, mềm xốp. Cũng chính nhờ những “ưu điểm” đó mà các món ăn từ dọc mùng khá thanh mát, có công dụng giải nhiệt cơ thể vô cùng hữu hiệu.
Kích thích tiêu hóa
Dọc mùng được xếp vào nhóm rau xanh chứa hàm lượng lớn chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Theo đó, chúng ta biết rằng chất xơ khi vào đường ruột sẽ tăng cường hút nước làm mềm phân, đồng thời kích thích nhu động ruột co bóp để đào thải phần ra ngoài, hạn chế bị táo bón hay khó tiêu.
Hỗ trợ điều trị sởi phát ban
Tác dụng của cây dọc mùng trong việc hỗ trợ điều trị sởi phát ban hiện nay vẫn đang được nghiên cứu và chứng minh. Tuy nhiên đây là một loại rau xanh khá bổ dưỡng, giàu vitamin nên nếu bạn làm sạch kĩ lưỡng thì vẫn có thể sắc nước uống khi đang điều trị bệnh.
Kiểm soát đường huyết
Không chỉ là chất xúc tác quan trọng của hệ tiêu hóa, chất xơ khi vào cơ thể còn có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát tốc độ chuyển hóa đường glucose. Điều này chính là yếu tố then chốt giúp phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Cải thiện cơn hoTrong y học cổ truyền, dọc mùng được xem như một dược liệu cải thiện cơn ho khá hiệu quả. Lúc này bạn có thể thái lát mỏng, rửa sạch rồi phơi khô dọc mùng rồi nấu nước uống để làm dịu tình trạng ngứa rát cổ họng, gây viêm họng và ho dai dẳng.
Cây dọc mùng còn gọi cây bạc hà, môn thơm hay mùng thơm, là thân thảo nhiều năm, được mọc ở nơi đất trũng và ẩm. Lá cây dọc mùng thường cao hơn 1 mét, bản hình trái tim, dài 20 đến 120 cm, giữa có gân lá chạy dọc chiều dài của lá. Phần rễ phình ra như dạng củ. Trên thực tế, dọc mùng thường rất dễ bị nhầm lẫn với cây khoai ráy, nhưng nếu chú ý kĩ thì sẽ thấy cuống lá của cây dọc mùng có màu xanh nhạt và lớp phấn trắng phủ bên ngoài. Cả hai loại này đều nên được chế biến chín, tránh ăn trực tiếp khi còn sống.
Dọc mùng bao nhiêu calo? Đây chắc chắn là câu hỏi có khá nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những chị em phụ nữ khi muốn giảm cân. Dọc mùng từ lâu đã được biết đến với tác dụng làm mát và thường được kết hợp với các món ăn. Nhiều người còn bổ sung dọc mùng vào thực đơn hàng ngày cho gia đình. Vậy thực chất trong dọc mùng bao nhiêu calo và ăn nó có tốt không?
Nguyên liệu của một món ăn sẽ góp phần tạo nên linh hồn của món ăn và mang lại cho nó một giá trị dinh dưỡng nhất định. Dọc mùng từ lâu đã là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, ít ai biết được dọc mùng bao nhiêu calo và nó mang lại giá trị dinh dưỡng gì cho cơ thể? Cũng như khi sử dụng dọc mùng chúng ta cần chú ý điều gì?
Dọc mùng bao nhiêu calo?
Cây dọc mùng hoặc rọc mùng, bạc hà có tên khoa học là Colocasia gigantea. Nó là một loài thực vật có hoa thuộc họ Araceae, bao gồm 117 chi và 4095 loài. Dọc mùng thường được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ, Đông Nam Á và Sri Lanka, và đã lan sang các nước nhiệt đới ở Châu Đại Dương và Châu Á. Cây này được tìm thấy ở các thung lũng thấp, ẩm ướt và có thể mọc dọc theo bờ sông. Lá và thân cây được sử dụng rộng rãi cho mục đích ẩm thực và làm thuốc. Dọc mùng là một loại cây rất phổ biến vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó thường được nấu với các món như canh chua, canh cá, bún cá,… Chúng là một trong những nguyên liệu làm những món ăn nguội mát lạnh và ngon miệng.
Dọc mùng bao nhiêu calo là thắc mắc của nhiều người
Dọc mùng là loại thực phẩm lành tính, vô hại, có vị nhạt, tính mát và có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Dọc mùng bao nhiêu calo? 100g dọc mùng chứa khoảng 5 calo, 95g nước, 0,25g protein, 800mg tinh bột, 3,8g carbohydrate, 0,5g chất xơ và nhiều khoáng chất, vitamin khác tốt cho cơ thể. Ngoài ra, dọc mùng còn chứa lượng chất xơ rất cao. Các sợi trong dọc mùng sẽ giúp người ăn có cảm giác no lâu hơn mặc dù ăn ít.
Một số lợi ích mà dọc mùng mang lại cho sức khỏe
Ngoài thắc mắc dọc mùng bao nhiêu calo ra thì cũng có nhiều người băn khoăn liệu ăn dọc mùng có tốt không? Thì sau đây là một số lợi ích sức khỏe mà khi ăn dọc mùng mang lại.
Phòng ngừa bệnh Scorbut: Đây là tình trạng thiếu vitamin C gây suy nhược. một số triệu chứng sẽ xảy ra do sự suy yếu của cấu trúc xương, mạch máu và các mô liên kết đều liên quan đến collagen mà vitamin C là chất không thể thiếu để sản xuất ra nó.
Trị mụn hiệu quả: Do tính mát đặc trưng và lượng kẽm có trong dọc mùng nên giúp loại bỏ mụn trứng cá. Ngoài ra, nó còn có thể giúp mờ sẹo mụn, giúp làn da của bạn khỏe mạnh hơn.
Cân bằng nội tiết tố: Kẽm trong dọc mùng có tác dụng tích cực đến khả năng sinh sản và nội tiết tố. Kẽm là yếu tố cần thiết để sản xuất progesterone và estrogen, hỗ trợ sức khỏe sinh sản.
Ngăn ngừa các bệnh về mắt: Vitamin E có trong dọc mùng giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, một bệnh về mắt cũng là nguyên nhân gây mù lòa. Các bác sĩ cũng tin rằng vitamin A và E có thể giúp cải thiện thị lực.
Chữa chứng mất ngủ: Magiê giúp bạn ngủ ngon hơn. Nó làm giảm các triệu chứng mất ngủ và cải thiện đáng kể hiệu quả giấc ngủ.
Ngăn ngừa bệnh tim: Magiê làm dịu thần kinh và ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, tổn thương cơ và căng thẳng. Việc thiếu magiê trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Ăn dọc mùng có tác dụng giúp cơ thể ngủ ngon hơn
Ngoài những lợi ích về mặt sức khỏe mà dọc mùng mang lại thì ăn dọc mùng còn có tác dụng giảm cân. Như đã trả lời ở trên, 100g dọc mùng chỉ chứa khoảng 5 calo. Nó được coi là rất ít calo, lý tưởng cho chế độ ăn kiêng giảm cân. Các sợi trong mùng không chỉ giúp bạn no lâu hơn mà còn giúp cơ thể hấp thụ chất béo và ngăn ngừa cholesterol hấp thụ vào máu. Hàm lượng calo trong dọc mùng rất thấp, vì vậy bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để chế biến các món ăn để giảm cân an toàn và nhanh chóng. Qua những công dụng trên thì chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng dọc mùng không chỉ là thực phẩm tốt cho việc giảm cân mà còn tốt cho sức khỏe.
Vài lưu ý mà bạn nên biết khi ăn dọc mùng
Mặc dù dọc mùng lành tính và có tính mát nhưng một số người không nên ăn để tránh gây hại đến sức khỏe như:
Người bị bệnh gút hoặc khớp: Các bác sĩ khuyên người bị bệnh gút, viêm khớp hạn chế ăn dọc mùng. Bởi nó có chứa các hợp chất làm tăng tốc độ tăng chỉ số axit uric trong máu sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Các bác sĩ còn cho rằng ăn nhiều dọc mùng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu lên tới 15%. Vì vậy, những người mắc bệnh gút, viêm khớp nên hạn chế ăn dọc mùng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Những người bị dị ứng với dọc mùng: Những người bị dị ứng hoặc có gen đặc biệt nên tránh ăn dọc mùng. Nó có thể gây sốc phản vệ, nổi mẩn da, thậm chí gây giãn mạch máu, dẫn đến trụy tim mạch, thậm chí tử vong. Dấu hiệu đầu tiên của dị ứng khi dùng dọc mùng là ngứa ở miệng, cổ và phát ban trên cơ thể. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây phù nề đường hô hấp, sưng họng, mất ý thức. Vì vậy, nếu có triệu chứng nhẹ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất và được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, dọc mùng chưa nấu chín có thể gây ngứa cổ họng và miệng. Vì vậy, phải nấu chín trước khi ăn.
Những người bị dị ứng với dọc mùng khi ăn vào sẽ có dấu hiệu ngứa cổ họng
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Dọc mùng bao nhiêu calo?” Mặc dù dọc mùng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có hiệu quả khi ăn để giảm cân. Tuy nhiên, nếu muốn giảm cân nhanh chóng và hiệu quả thì nên kết hợp với chương trình tập luyện hàng ngày. Hơn nữa nếu bị dị ứng hoặc mắc các bệnh nêu trên, bạn nên lưu ý hạn chế và ăn uống phù hợp với dọc mùng.