Cỏ chân vịt – cây thuốc hay đến từ thiên nhiên

Cỏ chân vịt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe người bệnh.
Trị thủy đậu: Lấy 30g cỏ chân vịt khô, 400ml nước lọc cho vào ấm sắc cùng nước nước lọc cho đến khi còn tầm 100ml thuốc bên trong thì cho chắt uống. Sau đó lại đem thêm 30g cỏ chân vịt đi đốt cháy thành than, tán nhỏ thành bột trộn với nước bôi lên những nốt thuỷ đậu.
Với bài thuốc này người bệnh cần cân đối giữa việc uống thuốc và bôi thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Chỉ sau khoảng 1 tuần các nốt thuỷ đậu sẽ lặn và không để lại sẹo trên da.
Giải độc, thanh nhiệt cơ thể: Dùng cỏ chân vịt khô tán dược liệu thành dạng bột mịn cho vào hộp kín bảo quản sử dụng dần. Đem hòa tan ¼ thìa cà phê bột với nước ấm rồi uống hằng ngày.

Khắc phục bệnh lý đường hô hấp: Dùng mỗi ngày một thìa bột cây chân vịt, hòa với 150ml và uống vào mỗi buổi sáng.
Chữa bệnh tiểu đường: Lấy 200g cỏ chân vịt tươi và 1 quả cau tươi rửa sạch, cắt thành phần nhỏ đem ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút sau đó vớt ra cho 7 bát nước lọc vào đun với lửa nhỏ chọn cạn khoảng 4 bát thì dùng uống thay nước lọc hàng ngày. Sử dụng kiên trì trong khoảng 1 tháng tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Khôi phục chức năng gan thận: Dùng cỏ chân vịt phơi khô, đem cán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng ¼ thìa cà phê bột pha với 120ml nước ấm để uống.

(Tổng hợp) Cỏ chân vịt-cây thuốc hay đến từ thiên nhiên 1

Trị triệu chứng đau nửa đầu, chóng mặt do căng thẳng tâm lý kéo dài: Dùng cây cỏ chân vịt tươi đem giã nát lấy nước cốt uống ngày 10 – 15ml.
Cải thiện tình trạng mỏi mắt, đau đỏ mắt: Sau một ngày dài làm việc bạn cần chuẩn bị một lượng hoa cây chân vịt vừa đủ, sau đó nghiền nhỏ và trộn với mật ong và uống hỗn hợp hằng ngày để tăng cường thị lực.
Chữa hôi miệng: Sử dụng một nắm cỏ chân vịt tươi, tiến hành nghiền nhỏ. Sau đó trộn nước cốt thu được với 1 thìa cà phê giấm và dùng ngậm hoặc súc miệng vào mỗi sáng.
Trị bỏng bằng cỏ chân vịt: Dùng bột cỏ chân vịt trộn với lòng trắng trứng gà, khuấy đều tay đem đắp hỗn hợp trên vào nơi bị bỏng, sau 2 tiếng có thể rửa lại với nước ấm.
Giảm đau nhức xương khớp: Chuẩn bị gừng tươi và cây chân vịt, sau đó nghiền nát lấy nước cốt. Hòa hỗn hợp này với nước ấm và uống 2 lần mỗi ngày.
Điều trị ngứa da, ghẻ lở: Chuẩn bị một lượng lá khô, đem nghiền nhỏ thành bột. Sau khi trộn với 2 thìa nước có thể đắp lên da, áp dụng ngày 2 lần.

(Tổng hợp) Cỏ chân vịt-cây thuốc hay đến từ thiên nhiên 2

Chữa tình trạng táo bón, sôi bụng, đầy hơi: Mỗi ngày, bạn nên dùng khoảng ¼ thìa cà phê bột cây chân vịt, đem pha với nước ấm để uống, mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.
Chữa giun sán trong ruột: Lấy bột cây chân vịt hoặc mua nguyên liệu phơi khô và tự cán mịn. Sau đó mỗi ngày pha với 150ml nước ấm để uống sẽ giúp đào thải các loại giun, sán ra khỏi đường ruột một cách tự nhiên.
Hỗ trợ chữa bệnh trĩ: Sử dụng rễ của cây chân vịt sau đó pha với mật ong hoặc sữa bơ với tỷ lệ vừa đủ. Sắc uống 2 lần mỗi ngày và dùng liên tục từ 14 – 20 ngày sẽ thấy giảm rõ rệt ngứa ngáy vùng hậu môn, co búi trĩ và giảm kích thước.
Điều trị kinh nguyệt không đều: Dùng khoảng 3g bột cỏ chân vịt sau đó pha với sữa bơ (nên chọn loại không đường) và uống 2 lần mỗi ngày.
Tăng cường chức năng tình dục: Hòa một lượng vừa đủ bột cây chân vịt với sữa không đường và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút có tác dụng cải thiện sinh lực phái mạnh, kéo dài thời gian quan hệ.
Chữa giang mai: Lấy cây chân vịt phơi khô đem thái nhỏ, ngâm cùng 15- 20ml nước. Dùng hỗn hợp thu được thoa lên da mỗi ngày một lần sẽ có tác dụng giảm ngứa, se khít vết thương và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

(Tổng hợp) Cỏ chân vịt-cây thuốc hay đến từ thiên nhiên 3

Lưu ý
Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng.
Việc ứng dụng các bài thuốc từ cỏ chân vịt thực chất xuất phát từ những mẹo dân gian vì vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh mới khởi phát hoặc ở mức độ cấp tính. Hiệu quả cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hấp thụ của cơ địa. Để tránh tác dụng ngoài ý muốn, bạn nên chủ động thăm khám y tế và tham khảo ý kiến chuyên môn của các bác sĩ.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây sầu đâu