1. Người mới ốm dậy
Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng.
3. Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch
Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.
2. Phụ nữ đang mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, không nên ăn canh cua đồng, bởi vì trong cua đồng có chứa tính độc không tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra do thịt cua có tính hàn dễ gây đau bụng
4. Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Người bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì cua có tính hàn lạnh dễ khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra, trong gạch cua còn chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu.
5. Người dị ứng với cua
Những người dị ứng với cua không nên ăn canh cua đồng do có thể bị sốc phản vệ phải nhập viện cấp cứu. Người bị hen, gút, đau bụng tiêu chảy cũng được khuyên nên hạn chế ăn canh cua đồng.