Đỗ trọng là gì? Chúng có công dụng gì đối với sức khỏe của bạn? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về đỗ trọng qua bài viết dưới đây.
Bạn có biết đỗ trọng là một vị thuốc quý với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý cách sử dụng đỗ trọng sao cho phù hợp. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc này nhé!
x
1Đỗ trọng là gì?
Đỗ trọng, còn có tên gọi khác là tư trọng, ngọc ti bì, đỗ trọng bắc hay mộc miên. Đây là một vị thuốc trong Đông y, được sử dụng để chữa trị nhiều căn bệnh. Đặc điểm của đỗ trọng là loài cây gỗ, cao từ khoảng 15-20m, đường kính thân cây từ 33-50cm. Đỗ trọng, còn có tên gọi khác là tư trọng, ngọc ti bì, đỗ trọng bắc hay mộc miên Cây đỗ trọng có lá mọc so le, phiến lá hình hơi tròn giống quả trứng, đuôi lá nhọn, phần mép có răng cưa, lá màu xanh đậm. Nếu là lá non, bạn để ý thấy lá có lông tơ, lá già thì bóng láng, cuống lá có rãnh. Hoa đỗ trọng nhỏ, màu ánh lục, không có bao hoa, quả đỗ trọng hình thoi, phần đẩu quả xẻ hình chữ V.
2Đặc điểm của đỗ trọng
Cây đỗ trọng chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe bao gồm: Alcaloids, vitamin C, gutta – percha, glycoside, potassium, albumin, chất béo, chất màu, tinh dầu và các muối vô cơ. Đỗ trọng có đặc điểm không mùi, vị hơi đắng, khi nhai có bã keo. Khi bẻ ra, bạn sẽ thấy đỗ trọng có nhiều sợi tơ dai óng ánh, khó đứt. Cây đỗ trọng có nguồn gốc từ Trung Quốc, ở Việt Nam, chúng được trồng nhiều ở tỉnh Lào Cai và một số nơi vùng núi phía Bắc. Đỗ trọng dùng làm thuốc thường được thu hoạch vào mùa hạ, khoảng tháng 4 và tháng 5. Người ta thường chọn những cây trồng lâu năm, có thân lớn và bóc lấy vỏ.
Đặc điểm của đỗ trọng Người thu hoạch sẽ chỉ bóc 1/3 vỏ quanh thân cây để cây có thể tiếp tục sinh vỏ mới và tiếp tục thu hoạch những lần sau. Ở công đoạn chế biến, người ta đem vỏ bóc về, luộc với nước sôi. Sau đó trải ra ở chỗ bằng phẳng, lót rơm bên dưới, bên trên lấy dụng cụ nén chặt để vỏ phẳng rồi ủ bằng rơm để nhựa chảy hết ra. Sau khi ủ 1 tuần, vỏ đỗ trọng chuyển màu tím, đem ra phơi, cạo sạch lớp vỏ bên ngoài sao cho nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng nhỏ. Vỏ cây đỗ trọng được bào chế dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, liều dùng thường từ 5 – 12g tùy theo chỉ định đối với từng loại bệnh khác nhau.
3Công dụng của đỗ trọng
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, đỗ trọng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, là một vị thuốc quý giúp bồi bổ can thận, tăng cường chức năng của gân cốt. Không chỉ vậy, loại thuốc này còn có khả năng chữa trị bệnh đau lưng, mỏi gối, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, đối với các bài thuốc chữa trị vô sinh, hiếm muộn, liệt dương do thận hư, động thai,…đây cũng là vị thuốc không thể thiếu. Công dụng của đỗ trọng.
4Bài thuốc dùng đỗ trọng
Dựa trên tham vấn y khoa của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, dưới đây là một số bài thuốc sử dụng đỗ trọng mà bạn có thể áp dụng. Bài thuốc trị đau dây thần kinh tọa do thoái hóa cột sống Nguyên liệu cần có: Đỗ trọng, cam thảo và phòng phong mỗi vị 8g, quế chi và tế tân mỗi vị 6g, tang ký sinh, đảng sâm, bạch thược, độc hoạt, ngưu tất, phục linh, đại táo, thục địa và đương quy mỗi vị 12g. Sắc lên uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc trị chứng chảy máu não và tai biến do huyết áp cao Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Đỗ trọng 12.5g, cam thảo 15.5g, lá sen 15.5g, bạch thược 16g, tang ký sinh, mạch môn và sinh địa mỗi vị 10g. Đem các nguyên liệu trên sắc thuốc uống nhiều lần trong ngày, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Bài thuốc trị đau cột sống và đau ngang thắt lưng do phong hàn Chuẩn bị 640g đỗ trọng, đem cắt nhỏ sao với rượu, ngâm rượu trong vòng 10 ngày. Sau đó uống mỗi ngày 3 ly, mỗi lần chỉ uống 1 ly nhỏ.
Bài thuốc dùng đỗ trọng Bài thuốc trị chứng đau lưng do thận hư Bài thuốc 1: Dành cho người thận dương hư Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Đỗ trọng, hoài sơn mỗi vị 16g, lộc giác giao 10g, đương quy, kỷ tử, thỏ ty tử mỗi vị 12g, nhục quế 8g, phụ tử 6g và thục địa 26g. Sắc các nguyên liệu lên uống hoặc tán bột, vo thành viên thuốc để sử dụng. Bài thuốc 2: Dành cho người thận âm hư Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Đỗ trọng 12g, nhục thung dung 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, thỏ ty tử 12g, ngưu tất 12g, câu kỷ tử 16g, sinh địa 16g. Sắc các nguyên liệu lên uống hoặc trộn thành viên rồi uống. Bài thuốc chữa động thai và các bệnh sau khi sinh đẻ Bạn lấy đỗ trọng và táo tàu đem giã nát, viên thành viên to. Uống 2 bữa mỗi ngày, mỗi lần 10 viên.
5Lưu ý khi sử dụng đỗ trọng
Đỗ trọng là loại thuốc quý nhưng nếu không sử dụng đúng cách có thể gây nguy hiểm. Bạn hãy lưu ý những điều sau đây: Người mắc chứng âm hư, khó cầm máu, máu khó đông không nên sử dụng đỗ trọng.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Đỗ trọng không nên sử dụng đồng thời với xà thoái và huyền sâm. Lưu ý khi sử dụng đỗ trọng Vừa giới thiệu đến bạn những công dụng tuyệt vời của đỗ trọng. Đây là một vị thuốc quý, nếu sử dụng đúng cách sẽ có những lợi ích đối với sức khỏe. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn!