CHÍNH THỨC: Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có hiệu lực vào lúc 11h01 ngày 09/04

Vào lúc 11h01 ngày 09/04 giờ Việt Nam, chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực, trong đó bao gồm cả mức thuế 46% với Việt Nam.

Bên cạnh Việt Nam, 85 quốc gia khác cũng đối mặt với thuế đối ứng cao hơn trong ngày hôm nay.

Reuters cho biết, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến sẽ có cuộc hội đàm vào thứ Tư (theo giờ Mỹ) với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và cũng có kế hoạch gặp các giám đốc điều hành của Boeing, SpaceX và Apple trong tuần này.
Theo lịch trình, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc sẽ có cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Bessent trong khoảng 45 phút tại Bộ Tài chính ở Washington lúc 4 giờ chiều theo giờ miền Đông Hoa Kỳ vào thứ Tư (tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam), và lịch trình này vẫn có thể thay đổi. Mục đích của cuộc họp là tổ chức các cuộc đàm phán về khả năng sửa đổi thuế quan đối với Việt Nam.

Thuế đối ứng áp lên các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.
Thuế đối ứng áp lên các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.
Chính sách thuế đối ứng được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố hôm 2/4. Theo đó, các quốc gia, vùng lãnh thổ có thặng dư thương mại với Mỹ cao sẽ bị áp thuế từ 11% đến 50%, cao hơn so với mức cơ sở 10% áp dụng với các đối tác còn lại.

Với trường hợp Trung Quốc, ban đầu nước này bị áp thuế bổ sung 34% theo chính sách thuế đối ứng. Tuy nhiên, do Bắc Kinh từ chối rút lại quyết định đáp trả thuế quan trước thời hạn 8/4, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố áp thêm 50%.
Như vậy, mức thuế đối ứng mà hàng hóa Trung Quốc phải gánh là 84%. Cùng với mức thuế 20% mà Mỹ áp đặt trước đó, thuế suất mà hàng hóa Trung Quốc bị áp khi vào Mỹ lên tới 104%.
“Thuế đối ứng là một trong những yếu tố then chốt trong chính sách kinh tế của tôi, giúp nước Mỹ thu về 2 tỷ USD mỗi ngày. Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn đang cân nhắc di dời nhà máy sản xuất trở về Mỹ để tránh bị đánh thuế cao. Tiền đang đổ vào nước Mỹ với tốc độ chưa từng thấy”, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ngày 8/4.
JPMorgan đã nâng dự báo xác suất kinh tế toàn cầu suy thoái vào cuối năm nay lên 60%, từ mức 40% nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện toàn bộ chương trình thuế quan mà ông đã công bố.

Mỹ đá-nh thuế 125% với hàng hóa từ Trung Quốc và 86 quốc gia khác: Chóa-ng vá-ng với con số của Việt Nam

86 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ bị Mỹ thu thuế đối ứng hôm nay (9.4), bao gồm cả mức thuế 125% với Trung Quốc.

Mỹ thu thuế đối ứng với 86 nước hôm nay, kể cả 125% với Trung QuốcTổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng toàn cầu ngày 2.4.2025. Ảnh: AFP
Thuế áp với Trung Quốc lên đến 125%

CNBC đưa tin, vào lúc 0h01 ngày 9.4 theo giờ miền Đông (11h01 ngày 10.4 theo giờ Hà Nội), Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) chính thức triển khai kế hoạch thu thuế nhập khẩu theo sắc lệnh thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump, áp dụng với 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

CBP xác nhận sẽ thu mức thuế cao hơn, cá biệt theo từng quốc gia và vùng lãnh thổ, dao động từ 11% đến 50%. Động thái này đánh dấu bước leo thang mạnh mẽ nhất trong chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết” của ông Trump kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai.

Đáng chú ý, Trung Quốc – đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ – sẽ phải đối mặt với mức thuế tổng cộng gần 125%, bao gồm cả các mức thuế được duy trì từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump (khoảng 19,3%) và đợt tăng mạnh vừa được Nhà Trắng công bố chiều 8.4 (104% – bao gồm mức bổ sung 50% và cộng dồn từ các mức thuế 20% đã áp dụng từ tháng 3 cùng mức 34% mới công bố tuần trước).

Phát ngôn viên Nhà Trắng, bà Karoline Leavitt, cho biết Tổng thống Trump đã áp 50% thuế bổ sung với hàng hóa Trung Quốc sau khi Bắc Kinh không rút lại kế hoạch đánh thuế trả đũa 34% đối với hàng hóa Mỹ đúng hạn. Bà nhấn mạnh: “Tổng thống Trump có ý chí thép, ông ấy sẽ không lùi bước”.
Hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ đối mặt mức thuế 125%. Ảnh: XinhuaHàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ đối mặt mức thuế 125%. Ảnh: Xinhua
Căng thẳng thương mại bùng phát trở lại

Bộ Thương mại Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng, chỉ trích hành động của Mỹ là “sai lầm chồng sai lầm” và tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã phản ứng tiêu cực: cả ba chỉ số Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều quay đầu giảm điểm vào chiều cùng ngày.

Theo CBP, trước thời điểm áp thuế mới, Mỹ đã thu về hơn 4,8 tỉ USD tiền thuế từ hàng hóa Trung Quốc, hơn 2 tỉ USD từ Mexico và khoảng 861 triệu USD từ Canada – phần lớn trong khuôn khổ các sắc lệnh thương mại của ông Trump từ nhiệm kỳ trước.

86 quốc gia, vùng lãnh thổ và cả EU trong “tầm ngắm”

Không chỉ Trung Quốc, hàng chục quốc gia khác – bao gồm nhiều đồng minh lâu năm của Mỹ – cũng sẽ bị áp dụng thuế mới bắt đầu từ ngày 9.4. Các mức thuế này dao động từ 11% đến 50%, phụ thuộc vào cán cân thương mại và mức độ “có đi có lại” trong thương mại song phương.

Mặc dù lãnh đạo các nước đã có nhiều cuộc điện đàm với phía Mỹ trong những ngày gần đây nhằm xin trì hoãn hoặc điều chỉnh chính sách, bà Leavitt khẳng định: “Tổng thống không có ý định lùi kế hoạch”.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng đàm phán song phương. “Ông Trump đã chỉ đạo đội ngũ thương mại chuẩn bị sẵn sàng các thỏa thuận “may đo”, không phải những bản hợp đồng đại trà” – bà Leavitt nói, nhưng từ chối đưa ra bất kỳ thời hạn cụ thể nào cho các cuộc đàm phán.
Thị trường chứng khoán New York đỏ sàn ngày 3.4.2025. Ảnh: XinhuaThị trường chứng khoán New York đỏ sàn ngày 3.4.2025. Ảnh: Xinhua
Nguy cơ lan rộng đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Việc nâng thuế lần này có thể giáng đòn mạnh vào ngành sản xuất và tiêu dùng Mỹ, khi các mặt hàng chịu ảnh hưởng bao gồm cả đồ chơi, điện thoại thông minh, máy tính và nhiều loại điện tử tiêu dùng khác – trong đó phần lớn vẫn do Trung Quốc cung cấp.

Năm 2024, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng trị giá 439 tỉ USD, trong khi Mỹ chỉ xuất khẩu 144 tỉ USD sang Trung Quốc. Sự mất cân bằng này là cơ sở để ông Trump thúc đẩy chính sách “thuế đối ứng” và yêu cầu “có đi có lại trong thương mại”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo rằng việc áp dụng đồng loạt mức thuế cao như vậy có thể kích hoạt một làn sóng trả đũa toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và kéo theo hệ lụy trực tiếp đến thị trường lao động Mỹ – nơi nhiều doanh nghiệp đang phụ thuộc vào linh kiện, nguyên liệu và sản phẩm từ nước ngoài.