Bộ phận độc nhất vô nhị của con heo, ăn nhiều tốt cho tim và máu, đem hấp với ngải cứu thành món đại bổ

Tim lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, niacin… có tác dụng tăng cường chức năng cơ tim rất tốt. Nó cũng có lợi cho việc phục hồi chức năng của tim hay thần kinh. Ngoài ra, tim lợn còn bổ máu, chữa mất ngủ, hồi hộp, vã mồ hôi…

Tim lợn tanh, đầu bếp mách làm theo cách này tim hết mùi, nấu món gì cũng  ngon
Đặc biệt tim lợn là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin B3 (niacin). Loại vitamin này có tác dụng thúc đẩy quá trình dị hóa chất béo trong cơ thể, giãn nở mạch máu, có lợi cho chức năng hô hấp. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B3 sẽ mắc các bệnh như viêm da, viêm lưỡi, mất ngủ.
Ngoài ra, thành phần riboflavin (vitamin B2) hỗ trợ tạo năng lượng, có lợi cho sức khỏe máu, cải thiện thị giác và giảm mệt mỏi. Hàm lượng choline trong tim lợn giúp tăng cường chức năng gan, giảm áp lực trong việc xử lý chất béo.

Từ tim lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng, cách chế biến món tim heo hấp ngải cứu như sau:
Nguyên liệu làm tim lợn hấp ngải cứu:
– 300g tim lợn
– 1 bó nhỏ lá ngải cứu
– 6 quả táo đỏ khô
– Hành khô, gừng
– Gia vị: muối, tiêu

Cách làm tim lợn hấp ngải cứu:
– Tim lợn: Rửa sạch, loại bỏ máu bầm, cắt đôi, khứa vài lát trên bề mặt, ngâm với nước muối 10 phút. Rửa lại, sau đó ướp với một ít muối, tiêu, hành khô và gừng băm nhỏ trong 30 phút.
– Ngải cứu: Rửa sạch, để ráo nước.
– Táo đỏ: Rửa qua nước ấm để loại bỏ bụi bẩn.
– Xếp một lớp ngải cứu vào dưới đáy bát, sau đó xếp tim heo lên trên. Thêm táo đỏ vào và rải thêm một lớp ngải cứu lên trên cùng
– Đậy kín tô bằng nắp và cho vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 45 phút đến khi tim heo chín mềm là hoàn thành.
– Món này ngon nhất khi ăn nóng.

ĂN TIM HEO BỔ NHƯNG CẦN PHẢI LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU NÀY!

Những lưu ý quan trọng khi ăn tim lợn
– Trẻ em, phụ nữ có thai, người bị thiếu sắt thiếu máu, thanh thiếu niên có thể ăn tim lợn tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần có thể ăn 2-3 lần, mỗi lần ăn 50-70g với người lớn và 30-50g với trẻ nhỏ.
– Khi mua, nên chọn loại tim còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn không có nốt sần cục, màu đỏ tươi sẫm. Tốt nhất nên mua những loại đã biết được nguồn gốc từ nơi giết mổ, đã qua kiểm dịch từ những con vật khỏe mạnh không mắc bệnh.

Tim lợn dù tốt nhưng giàu cholesterol, chất này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, do đó bệnh nhân có mỡ máu cẩn trọng khi ăn tim lợn. Người cao tuổi, thừa cân – béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ thì cũng không nên ăn bộ phận này.