Lá đinh lăng: “Thần dược” cho sức khỏe mà bạn đang bỏ qua mỗi ngày

Một số công dụng nổi bật của lá đinh lăng
1. Hỗ trợ làm lành vết thương: Lá đinh lăng tươi rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương ngoài da sẽ giúp cầm máu và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Lá đinh lăng có tác dụng gì?

2. Lợi sữa sau sinh: Sản phụ có thể dùng 1 nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch, đun sôi lấy nước uống ấm, hoặc dùng lá khô sao vàng, hãm như trà uống hàng ngày để giúp gọi sữa và giảm tình trạng căng tức sữa.
3. Cải thiện tiêu hóa: Nước sắc lá đinh lăng hỗ trợ giảm đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Một số người còn dùng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

4. Tốt cho chức năng thận: Lá đinh lăng có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ đào thải độc tố và điều trị các bệnh lý về thận, đặc biệt là sỏi thận.
5. Giảm mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: Dùng lá đinh lăng phơi khô, cho vào gối hoặc trải dưới lưng trẻ giúp cải thiện tình trạng ra nhiều mồ hôi trộm sau một thời gian.

Cây đinh lăng chữa được những bệnh gì?

6. Hỗ trợ điều trị đau nhức cơ khớp: Lá tươi giã nhuyễn đắp lên vùng bị sưng đau. Khi lá khô, thay lá mới và tiếp tục đắp cho đến khi giảm triệu chứng.
7. Chữa mất ngủ: Đinh lăng là một trong những thảo dược hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, ngủ sâu và tỉnh táo hơn sau khi thức dậy.

Hướng dẫn sử dụng lá đinh lăng đúng cách:
– Hình thức dùng: Có thể dùng lá tươi hoặc lá khô, tuy nhiên lá khô tiện bảo quản và dễ uống hơn.
– Liều lượng: Dùng với lượng vừa phải, khoảng 10–20g lá khô/ngày. Không nên lạm dụng vì có thể gây mệt mỏi, tiêu chảy, mất ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa.
– Cách dùng: Uống nước lá khi còn ấm là tốt nhất. Có thể dùng thay nước lọc hàng ngày, nhưng nên nấu vừa đủ, không để qua đêm.

Uống Nước Lá Đinh Lăng Chữa Mất Ngủ | Ru9®
– Hiện tượng bình thường: Nước đinh lăng có màu vàng sẫm và có váng tinh dầu nổi lên là hiện tượng tự nhiên.
– Chế độ hỗ trợ: Kết hợp với chế độ ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ hợp lý và giữ tinh thần thoải mái để tăng hiệu quả.

Theo danh y Hải Thượng Lãn Ông, đinh lăng được ví như “nhân sâm của người nghèo” nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào, có giá trị gần tương đương với nhân sâm Hàn Quốc. Trong Đông y, đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình, thường được sử dụng để an thần, chữa mất ngủ, giảm đau nhức, cảm sốt và bồi bổ cơ thể.

Thành phần và công dụng theo y học hiện đại
Lá đinh lăng chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C và các axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Đặc biệt, nó còn chứa saponin triterpen, tanin, glycosid – những hoạt chất có khả năng:
– Tăng cường sức đề kháng
– Chống viêm, chống oxy hóa
– Cải thiện dẫn truyền thần kinh giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn
– Giảm mệt mỏi, nâng cao sự tỉnh táo khi thức dậy.