Lá lốt: Thứ rau quen thuộc nhưng là “thần dược” cho người đau khớp, viêm xoang, đầy bụng

1. Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Uống trong:
– Cách 1: Dùng 30g lá lốt tươi (hoặc 5–10g lá khô) đun với 2 bát nước, đến khi còn lại nửa bát thì ngưng. Uống sau bữa tối, liên tục trong 14 ngày.
– Cách 2: Kết hợp 20g lá lốt cả thân và rễ, 10g dây đau xương, 10g rễ thầu dầu tía. Sao vàng, sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml. Chia uống 2 lần/ngày trong 1 tuần.

Lá lốt: Lợi ích sức khỏe và lưu ý khi sử dụng
Ngâm chân tay:
– Dùng 30g lá lốt già (có thể thêm gừng hoặc thân rễ), nấu với 1 lít nước sôi trong 3–5 phút.
– Thêm một chút muối, để nguội vừa phải rồi ngâm chân hoặc tay 1 lần/ngày trước khi ngủ.

Xoa bóp bằng rượu thuốc:
– Lá, thân và rễ lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ, ngâm trong rượu trắng ít nhất 1 tháng.
– Dùng rượu xoa bóp lên vùng khớp đau 2–3 lần/ngày để hỗ trợ giảm đau.

Lá lốt có tác dụng gì? Cách dùng, liều dùng, bài thuốc và tác dụng phụ
Đắp ngoài:
– Nếu có sưng viêm: Giã nát lá lốt đắp trực tiếp lên vùng đau.
– Nếu đau nhức kèm cứng khớp:
Lá lốt + Muối hạt: Dùng 200g lá lốt (phơi khô, xay nhuyễn) rang với 400g muối hạt, chườm ấm lên vùng đau.
Lá lốt + Ngải cứu: Trộn lá lốt và ngải cứu theo tỷ lệ 1:1, rang nóng, bọc vào khăn mỏng và chườm lên khớp viêm 2–3 lần/ngày.

2. Hỗ trợ điều trị tổ đỉa (viêm da cơ địa dạng bóng nước)
– Lá lốt tươi 30g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
– Phần bã đun sôi với 3 bát nước, dùng để ngâm rửa vùng da tổn thương, sau đó đắp bã lên vết thương. Thực hiện 2 lần/ngày trong 1 tuần.
3. Giảm đau bụng
Dùng 20g lá lốt tươi nấu với 300ml nước đến khi còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
4. Chữa mồ hôi tay chân
Lá lốt sao vàng hạ thổ, nấu với 3 bát nước còn lại 1 bát. Chia uống 2 lần/ngày, dùng liên tục 1 tuần, sau đó nghỉ 4 ngày rồi lặp lại nếu cần.

5. Viêm xoang
Lá lốt rửa sạch, vò nát, nhét vào hốc mũi để tinh chất thấm vào các xoang. Thực hiện mỗi ngày để giảm triệu chứng.
6. Giải cảm
– Nguyên liệu: 20 lá lốt, 2g gừng, ½ củ hành tây, 5 nhánh hành hương, 1 tép tỏi, 1 nắm gạo, gia vị.
– Nấu cháo, khi gạo nở thì thêm các nguyên liệu trên. Ăn nóng và lau mồ hôi để hỗ trợ giải cảm.

Lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì? - Bếp từ Lorca - an toàn tối đa
7. Đau bụng do lạnh
Dùng 20g lá lốt tươi, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống khi nước còn ấm, trước bữa ăn tối, liên tục trong 2 ngày.

8. Ong bò vẽ đốt
Giã nát lá lốt và quả cà dại hoa trắng, lấy nước bôi lên vết đốt để giảm đau, kháng viêm.
9. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết trong đái tháo đường
Dùng mỗi loại 20g: rễ lá lốt, rễ rau ngót, rễ cườm gạo, rễ cối xay. Băm nhỏ, sao vàng, sắc với 4 bát nước còn 1 bát. Chia làm 2 lần uống/ngày.

Lưu ý khi sử dụng lá lốt:
– Phụ nữ đang cho con bú: Không nên dùng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng và lượng sữa.
– Người bị nóng trong, nhiệt miệng, đau dạ dày: Cần hạn chế hoặc tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
– Không dùng quá liều: Tránh dùng quá 100g lá tươi/ngày, vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng. Liều dùng an toàn khuyến nghị là 10g lá khô hoặc 30–50g lá tươi mỗi ngày.