Đặt chiếc thìa gỗ ngang miệng nồi, lợi ích bất ngờ vừa đỡ mất công dọn bếp còn tiết kiệm, áp dụng ngay

Khi nấu ăn nhiều chị em thường gác chiếc muỗng lên thành nồi, bạn có biết vì sao không?

Đặt chiếc thìa gỗ muống gỗ, đũa cả bằng tre gỗ lên miệng nồi là kinh nghiệm nấu nướng từ xa xưa truyền lại cho nhiều chị em sau này. Đó là một biện pháp hữu hiệu giúp việc nấu nướng trở nên dễ dàng và đỡ gặp rủi ro hơn. Ngày trước khi nấu cơm, sợ cơm trào, sợ cháo sôi dâng lên trào ra nồi thì các mẹ các cô thường gác đũa cả (ngày xưa đũa cả bằng tre) lên miệng nồi. Sau đó thì có thể thoái mái ra vườn hái thêm chút rau, ra bể nước rửa thêm chút đồ. Trong khi đó nếu không làm vậy thì cứ phải ngồi canh, canh không khéo vẫn tràn làm tắt bếp.

Ngay nay những người nội trợ cũng làm cách này khi nấu nướng các món ăn có tính sủi bọt và trào lên:

gac-thia-go
Gác thìa gỗ lên nồi hầm xương

Khi hầm xương chúng ta hay phải vớt bọt, nhưng nếu bạn gác thìa gỗ lên, kích thước thìa to một chút thì nước xương trong, đỡ nổi bọt khí hơn. Nhiều khi chần xương không kỹ nước xương trào bọt lên còn khiến làm bẩn bếp. Gác thìa gỗ rồi thì bạn yên tâm nhé.

Gác thìa gỗ lên nồi hầm cháo

Khi nấu cháo thì nước rất dễ bị trào lên bởi càng sôi lướn càng nhiều bọt khí. Do đó nếu bạn biết gác thìa gỗ hoặc đũa gỗ lên thì vô tư cháo không lo bị trào lên nhé.
muong-go-gac-len-thanh-noi
Gác thìa gỗ lên miệng nồi canh cua, canh ngao

Nấu canh cua hay canh ngao mà không để ý cũng rất dễ bị trào lên. Do đó hãy gác một chiếc thìa gỗ lên sẽ giúp bạn tránh tình trạng này. Tuy nhiên canh cua kể cả không bị trào ra ngoài nhưng bồng lên nhiều thì tảng cua cũng bị vỡ, hoặc bám vào thành nồi mất ngon, nên riêng với canh cua bạn cần chú ý trông nhé.

Gác thìa gỗ lên một số món canh mì 

Bạn nấu sợi mì, nước cũng hay vị trào lên. Hãy đặt chiếc thìa gỗ hoặc đũa gỗ lên nhé

Nói chung là mẹo này áp dụng cho tất cả các trường hợp nấu nướng mà có nước và bọt dễ trào lên khỏi miệng nồi.

gac-thai-go-chong-trao
Vì sao gác thìa gỗ lên lại có hiệu quả? Gác thìa inox được không?

Thìa gỗ không dẫn nhiệt nên khi bong bóng trào lên gặp thìa gỗ sẽ bị vỡ nên không trào tiếp được nữa. Thìa gỗ sẽ hút nước đó khiến cho bong bóng vỡ ra, không đủ sức trào tiếp. Bọt khí trào lên gặp thìa gỗ không nóng nên sẽ ngưng tụ lại thành nước rơi xuống không tiếp tục trào lên. Chính vì thế dùng thìa inox không hiệu quả nhé.

Lưu ý khi đặt thìa gỗ

Muốn phát huy tác dụng thì nên đặt thìa canh hoặc đũa cả kích thước ngang to một chút chứ đũa ăn quá nhỏ để phát huy tác dụng

Hơn nữa nếu bạn ninh nấu quá lâu, nước trào lên nhiều lần làm ướt thìa gỗ, làm chúng nóng lên thì sẽ giảm tác dụng. Thế nên bạn đừng chủ quan đi quá lâu nhé.

thuc-an-trao-ra
Lợi ích tuyệt vời gác thìa gỗ

Việc nấu ăn bị trào ra ngoài vừa khiến cho nồi thức ăn bị mất chất hơn nữa nước và thức ăn bị trào ra miệng nồi sẽ làm cháy bám vào thành nồi, tràn ra bếp làm bẩn bếp, và nếu là bếp gas thì chúng làm han rỉ và làm đen bếp gas dễ sinh ra lửa đỏ. Điều đó khiến bạn mất công dọn lại nhanh làm hỏng bếp và hỏng nồi.

Khi gác thìa gỗ lên bạn giảm được rủi ro trong nấu ăn, lại nhàn hơn và bảo quản được thiết bị của mình bền hơn. Vì thế các chị em có thể tham khảo phương cách này để trống tràn thức ăn ra ngoài nhé, đặc biệt khi nấu cháo, hầm xương.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *