Các mẹ ơi, mình mới đi khám về, muốn lên đây chia sẻ với các mẹ chuyện này luôn vì nó liên quan tới sức khỏe đấy. Chẳng là dạo này (khoảng hơn 1 tháng nay rồi), mình tự nhiên không thể nằm ngửa ngủ được nữa. Mỗi lần nằm ở tư thế này là y như rằng lại thấy khó ngủ, trằn trọc mãi. Ấy thế mà cứ đổi sang tư thế nằm nghiêng thì lại ngủ được.
Lúc đầu, mình cũng không để ý cho lắm vì nghĩ chuyện không có gì to cả. Tuy nhiên, suốt 1 tháng trời tình trạng này cứ kéo dài nên mình nghĩ đi khám xem sao. Thật không ngờ là mình bị bệnh thật á các mẹ. Mình có hỏi bác sĩ rằng có liên quan tới việc nằm nghiêng nằm ngửa hay không thì bác sĩ có nói rằng đây là dấu hiệu cảnh báo. Nhiều người cũng bị như thế nhưng chẳng chịu đi khám, đến lúc bệnh nặng rồi mới vào viện đấy.
Mình đọc trên báo cũng thấy có thông tin nói như vậy rồi các mẹ. Thông tin cụ thể mình để ở bên dưới nha.
Nằm nghiêng khi ngủ. Ảnh minh họa, nguồn: Zhihu
Chỉ có thể ngủ khi nằm nghiêng nhớ đi khám ngay
Nhiều người nói rằng: Những người chỉ có thể ngủ khi nằm nghiêng còn nằm ngửa thì khó thì có thể liên quan tới vấn đề thể chất tâm lý. Có người suy đoán rằng đó có thể là chứng ngưng thở khi ngủ hoặc bệnh xương tiềm ẩn.
Liên quan tới vấn đề này, bác sĩ vật lý trị liệu họ Chuyên (Trung Quốc) cho hay: Nhiều người cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng khi ngủ nên phải nằm nghiêng. Đây là dấu hiệu của bệnh lý.
Những cơn đau khi nằm xuống có thể là do cơ lưng bị viêm và sưng, bao gồm cơ đa sợ, cơ ngực dài, cơ ức đòn chũm và cơ thắt lưng. Thậm chí, nếu mà nằm thẳng thì có người thấy đau đớn như ấn vào vết thương. Nếu cảm giác thắt lưng treo lơ lửng trên không, không chạm được xuống giường thì nghĩa là cơ quá bị căng, cơ eo bị rút ngắn cảm giác không có điểm tựa. Những điều này đều gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ trằn trọc khiến bạn phải nằm nghiêng thì mới ngủ ngon được.
Theo bác sĩ chuyên, có 2 cách để kéo giãn cột sống và giãn cơ trước khi ngủ:
+ Khi nằm thẳng trên giường, bạn giơ 2 tay lên rồi gập 2 đầu gối loại. Sau đó, bạn xoay đầu gối trái phải, lặp lại 30 – 50 lần.
+ Hoặc bạn cũng có thể đặt gối dưới đầu gối để cải thiện độ treo của thắt lưng. Song, mọi người đừng dại mà đặt gối dưới thắt lưng vì nó khiến thắt lưng cong lại, chứng viêm cơ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, chỉ ngủ nghiêng cũng là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Lý do là vì nếu nằm ngửa dễ gây xẹp đường hô hấp trên dẫn tới ngưng thở hoặc giảm thở. Do đó, những người này chỉ thấy dễ chịu, có thể vào giấc ngủ khi nằm nghiêng.
Chỉ có thể ngủ nghiêng hãy cẩn thận với bệnh tật. Ảnh minh họa, nguồn: Etoday
Ngoài tư thế ngủ, nếu thấy 5 dấu hiệu sau khi ngủ, bạn nhớ đi khám liền:
+ Khô miệng vào ban đêm – Bị đái tháo đường:
Những người bị đái tháo đường rất hay gặp triệu chứng này. Nguyen nhân là vì insulin tiết ra không đủ khiến đường huyết và đường trong nước tiểu tăng cao, chức năng cô đặc của ống thận suy giảm.
Bên cạnh đó, hàm lượng đường huyết tăng sẽ khiến áp suất thẩm thấu của máu thay đổi, tế bào bị mất nước. Từ đó rơi vào trạng thái thiếu nước và gây khô miệng. Ngoài ra, đường trong nước tiểu tăng lên sẽ mang nước ra khỏi cơ thể khiến cơ thể bị thiếu nước.
+ Hay thức giấc, ho về đêm – Vấn đề ở tim:
Nếu không bị cảm lạnh hay dị ứng và ban ngày cũng không ho nhưng cứ đêm là ho từng cơn thì phải đi khám ngay. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên thức giấc khi đang ngủ và bị ho thì hãy cẩn trọng với các vấn đề ở tim.
Khi công suất của tim không đủ thì máu sẽ lưu thông kém. Máu bơm ra khó quay trở lại tim mà tích tụ ở các bộ phận khác ở cơ thể như phổi chẳng hạn. Lúc này, bạn sẽ bị tắc nghẽn tuần hoàn phổi và khó thở.
+ Chuột rút vào ban đêm – Xơ cứng động mạch chi dưới
Bình thường, tình trạng chuột rút về đêm chỉ gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn không mang thai mà thường xuyên bị chuột rút ở chân thì hãy cẩn thận với bệnh xơ cứng động mạch chi dưới.
Khi một người đang nghỉ ngơi hoặc ngủ, lượng máu ở chân chậm lại và các chất chuyển hóa có xu hướng tích tụ. Đặc biệt, với những người bị xơ cứng động mạch chi dưới, lòng mạch bị thu hẹp nên máu lưu thông ít hơn. Lúc này, các chất chuyển hóa dễ tích tụ và nếu đạt đến nồng độ nhất định, nó có thể kích thích co cơ và gây chuột rút ở chân.
Ngoài ra còn có triệu chứng phù nề một bên chân, sáng nhẹ, tối nặng, đứng lâu thì sưng sẽ tăng lên, nằm nghỉ thì sưng giảm đi.
+ Đồ mồ hôi ban đêm, sốt buổi chiều – Bệnh lao
Nếu buổi tối ngủ dậy thấy sốt, toàn thân đổ mồ hôi thì bạn có khả năng đã mắc bệnh lao truyền nhiễm. Các độc tố lao và chất chuyển hóa của nó có thể dẫn tới tình trạng rối loạn chức năng thần kinh tự trị. Từ đó dẫn tới đổ mồ hôi bất thường, không tự chủ sau ngủ và ngừng đổ mồ hôi khi thức dậy.
+ Chảy nước miếng khi ngủ – Đột quỵ
Chảy nước miếng khi ngủ là tình trạng nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, nếu bạn chảy dãi kèm triệu chứng: chóng mặt, khóe miệng hoặc lưỡi thè ra, nói năng không rõ ràng, không thể mở một bên mắt, nhìn mở, dễ nghẹn và nấc cụt khi ăn thì nên đi khám. Bởi, đây là triệu chứng cảnh báo đột quỵ.