Bị tiểu đường khổ sở đủ đường các chị ạ. Mẹ em đây, bị tiểu đường 2 năm rồi mà uống đủ loại thuốc không thấy tiến triển mấy. May mắn làm sao, một lần đọc trên mạng thấy có người chia sẻ cách chữa tiểu đường rất hay, chỉ bẳng nắm lá dứa rẻ tiền.
Em mới nói với mẹ gọi hỏi bác sĩ Đông y quen xem có dùng được không thì bác sĩ nói là bài thuốc này lưu truyền dân gian lâu rồi, có thể dùng được.
Nghe xong, mẹ với em yên tâm hẳn và quyết định dùng thử xem sao. Đúng là bệnh tiểu đường thì không thể chữa ngày một ngày hai mà khỏi ngay được, cứ phải kiên trì các chị ạ. Cuối cùng, sau 1 tháng, chỉ số đường huyết của mẹ đã giảm rõ rệt và tới bây giờ, sau 1 năm thì đã ổn định như bình thường.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Cách làm và cách dùng thuốc từ lá dứa rất đơn giản thôi, em chia sẻ để mọi người tham khảo nhé!
Một nắm lá dứa (khoảng 10 lá) mua về đem phơi khô sao cho vẫn giữ được màu xanh. Sau đó đem đun với 2,5 lít nước sao cho khi sôi còn khoảng 2 lít. Mỗi ngày mẹ em chia làm 3 lần uống, uống trước giờ ăn 20 phút
Ảnh: Internet
Ngoài ra, trên một số trang thuốc Đông y còn chia sẻ thêm một cách khác, mọi người thấy tiện thì có thể dùng nhé!
Lá dứa tươi cuộn lại bằng một nắm tay sau đó đem rửa, cho vào nồi hoặc ấm sắc cùng nước.Để lửa to và nấu cho tới khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa rồi âm khoảng 30 phút cho nước có màu xanh là được. Lấy nước này uống thay nước lọc mỗi ngày. Lúc đầu thì uống lượng vừa phải (khoảng 2 lít/ngày với 10 lá dứa) nhưng sau đó có thể tăng dần khối lượng lá dứa lên và lượng nước lên.
Ảnh: Internet
Sau khi uống được 1 tuần thì hãy thử kiểm tra chỉ số đường huyết xem có sự thay đổi nào không để căn chỉnh lượng nước cho phù hợp.Dù bây giờ, chỉ số đường huyết của mẹ em đã ổn nhưng vẫn không thể nói trước được điều gì, bệnh vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào nên mẹ em vẫn duy trì việc uống nước lá dứa mỗi ngày để đề phòng.
Theo lương y Hoàng Duy Tân (Nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai) cho biết: “Đây là bài thuốc dân gian, chưa được khoa học và chuyên môn lên tiếng nên hội Đông y nên có thể có người hợp, có người không. Do đó, tôi khuyên người bệnh nên dùng từ liều thấp tăng dần lên, thường xuyên theo dõi kết quả, nếu thấy hiệu quả thì dùng tiếp còn không thì chuyển loại khác thích hợp hơn.
Về lá dứa, xét về cơ bản không có độc tính, cho nên nếu uống không có kết quả trị tiểu đường thì cũng không gây tổn hại các cơ quan tạng phủ bên trong cơ thể. Hơn nữa, lá dứa thơm, vị thanh ngọt, có tác dụng giải nhiệt, giải độc… nên ngay cả người bình thường không bị bệnh vẫn có thể uống nước lá dứa mà không gây hại gì cho sức khỏe.
Những người có có địa nhạy cảm, nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi dùng để yên tâm nhất”.
Nguồn: Tổng hợp.