Chuẩn bị đầu tư SVĐ lớn nhất Việt Nam, với kinh phí đầu tư lớn nhất ĐNA: “Sân Mỹ Đình thành con ghẻ”

TP.HCM lên dự án xây dựng sân vận động với sức chứa lớn nhất Việt Nam trong thời gian tới, với chi phí đầu tư cực khủng.

Sáng 6/12, UBND TP.HCM đã có tờ trình ban hành danh mục dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo, thể thao và văn hóa.

Trong 41 dự án được UBND TP.HCM lựa chọn, lĩnh vực thể thao chiếm nhiều nhất đến 18 dự án. Điều này khiến thể thao thành phố kỳ vọng vào sự đột phá.

Đáng chú ý, trong số 18 dự án đầu tư cho thể thao, có đến 7 dự án có mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Nổi bật nhất là dự án xây sân vận động chính có mái che và đường chạy điền kinh với sức chứa 50.000 chỗ ngồi tại TP.Thủ Đức.

TP.HCM lên dự án xây dựng SVĐ với 50.000 chỗ ngồi (Ảnh: SVĐ Thống Nhất)
Sân vận động được xây trên diện tích gần 11 ha với chi phí 7.000 tỉ đồng khi hoàn thiện sẽ đủ điều kiện tổ chức các giải bóng đá, sự kiện điền kinh trong nước lẫn quốc tế.

Với sức chứa 50.000 chỗ ngồi, SVĐ này sau khi hoàn thiện sẽ trở thành sân vận động lớn nhất Việt Nam – vượt qua SVĐ Quốc gia Mỹ Đình tại thủ đô Hà Nội với 40.192 chỗ ngồi (khởi công xây dựng năm 2002).

Dự án khác có giá trị đầu tư lớn là nhà đua xe đạp lòng chảo tích hợp đường đua xe mô tô kèm sân bóng đá ngoài trời (khán đài 5.000 chỗ). Dự án này được xây dựng trên diện tích 9,21 ha tại TP.Thủ Đức và có chi phí đầu tư 4.000 tỉ đồng.

Dự án xây dựng mới nhà thi đấu TDTT tổng hợp có mức đầu tư 3.000 tỉ đồng gồm một sân thi đấu chính (khán đài 10.000 chỗ) và hai sân thi đấu phụ kết hợp khởi động (khán đài 1.000 chỗ) có diện tích 3,63 ha tại TP Thủ Đức.


Sân Thống Nhất hiện tại ít khi được tổ chức các trận đấu của ĐT Việt Nam (Ảnh: VFF)
Đó còn là 4 dự án nghìn tỉ như dự án sân thi đấu trong nhà (khán đài 10.000 chỗ) các bộ môn điền kinh như ném lao, tạ xích, ném đĩa, nhảy cao, nhảy sào có mức đầu tư 1.500 tỉ đồng.

Được biết, lãnh đạo TP.HCM cũng lưu ý các ban ngành cùng chung tay hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để các dự án, trong đó có 18 dự án trong lĩnh vực thể thao được thực hiện suôn sẻ theo đúng kế hoạch chứ không để trì trệ.


Nhiều năm qua, TP.HCM chỉ có sân Thống Nhất với sức chứa nhỏ (gần 14.400 chỗ) và cũng đã xuống cấp. Vì vậy, các trận đấu chính thức của ĐT Việt Nam hiếm khi được đưa về TP.HCM để phục vụ nhu cầu của người hâm mộ thành phố.

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *