Vừa tháng trước bà nội lão chồng tớ qua đời, mẹ chồng thì đang điều trị ung thư vú, dù mới giai đoạn đầu nhưng bà vẫn không dám tới đám tang để tiễn bà đoạn cuối cuộc đời, dù nhà cách nhau có mỗi đoạn ngắn. Mọi người ai cũng chê trách nói rằng mẹ chồng mình “bất hiếu”, rồi “chả hiểu mẹ con sống với nhau mâu thuẫn gì mà không buồn đến nhìn mặt nhau”…
Tối hôm đó khi mọi việc được lo chu toàn xong, mình về hỏi thì bà bảo do nghe mấy bác hàng xóm nói người bị ung thư đến đám ma sẽ dễ biến chứng và nặng hơn, chứ bà cũng có muốn thế đâu.
Đến sáng nay mình lên mạng lại đọc được câu chuyện giống y chang nhà mình vậy, đó là một người đàn ông phải đứng từ xa để đưa tiễn mẹ trong đám tang mọi người ạ. Ông mắc bệnh ung thư nên còn cách nào khác, ông đành đứng ôm mặt khóc khi chứng kiến quan tài mẹ dần hạ huyệt khiến nhiều người xúc động.
Người đàn ông bị ung thư dạ dày nên họ hàng không cho đến dự đám ma mẹ. Ảnh: Internet
Theo nội dung câu chuyện này, người đàn ông đang bị ung thư dạ dày nên họ hàng ngăn cản không cho ông đi đưa tang mẹ của mình vì sợ bệnh nghiêm trọng hơn. Nhưng lúc đưa tang mẹ, ông vẫn cố đi xe ra nghĩa trang, rồi đứng từ xa khóc khi hạ huyệt.
Nhìn thấy hình ảnh này, nhiều cư dân mạng bày tỏ sự thương cảm và xúc động, bởi họ có thể hiểu được tình cảm của người đàn ông dành cho người mẹ đã khuất. Trong giây phút chia ly ấy, ông không còn cách nào khác hơn là đứng nhìn xa dõi theo, tiễn biệt mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng.
Câu chuyện chia sẻ trên mạng xã hội đã gây ra làn sóng tranh cãi, ảnh chụp màn hình
Qua trường hợp người đàn ông trong câu chuyện trên cho thấy, rất nhiều người có suy nghĩ cứ mắc bệnh ung thư là tuyệt đối không được đến đám ma hay cải táng vì hơi lạnh từ người qua đời rất độc hại, có thể bệnh ung thư nặng hơn, thậm chí với những người dù đã được chữa khỏi, ung thư cũng có thể quay trở lại…
Mặc dù vậy, nhưng không ít người cho rằng, việc kiêng dự đám ma khi bị ung thư là mê tín dị đoan và hê trách người đàn ông nói trên vì lý do riêng mà ngại tiễn mẹ của mình.
Vậy các chuyên gia nói gì, người mắc bệnh ung thư có nên đi dự đám ma không?
Nói về điêu này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Diệu Linh – Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện K trung ương cho biết, có rất nhiều người có suy nghĩ bị ung thư thì không được đến đám ma. Thậm chí có bệnh nhân còn sợ hãi kể rằng họ chứng kiến có bác bị ung thư, đi dự đám tang em trai về sau hơn 40 ngày thì qua đời.
Tuy nhiên theo Tiến sĩ Linh, trên cơ sở khoa học hiện nay chưa có chứng minh về mối liên quan giữa ung thư và đám tang.
Các bác sĩ chuyên khoa ung thư cho rằng, dù không có mối quan hệ nào cho rằng tế bào ung thư ác tính dễ phát triển khi đến đám ma, nhưng không khí u buồn, nặng nề ở những nơi như thế này sẽ ảnh hưởng tâm lý đến người ung thư.
Thế nhưng theo giải thích của Tiến sĩ Lình, cái không khi này ảnh hưởng đến tâm lý của tất cả mọi người chứ không riêng gì bệnh nhân ung thư. Bởi khi không khí quá buồn, ảnh hưởng tâm lý khiến cho người bênh suy sụp, cộng với việc thể trạng người bệnh đang yếu sẵn, cũng là cơ hội khiến tế bào ung thư càng phát triển nhanh chóng hơn chứ không hề có vấn đề gì huyền bí ở đây cả. Một số người nghĩ đang bị ung thư mà đi đám ma sẽ bị ‘người mất kéo theo đi luôn’ là hoàn toàn không có cơ sở.
Ảnh minh họa, Internet
Giải thích về việc tại sao có nhiều trường hợp người bị ung thư đi sự đám tang về lại ‘ra đi’ sớm hơn dự tính, GS.TS Nguyễn Bá Đức – nguyên Giám đốc BV K Trung ương cũng lên tiếng trước hàng loạt tranh cãi
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, về trường hợp phát bệnh, di căn ung thư hay qua đời sau đám tang không hề liên quan, điều này là do 2 việc trùng nhau. Bởi vì bản chất của ung thư là tái phát và di căn.
Còn khi đi đám tang, mọi người thường mệt mỏi, đau buồn nên ảnh hưởng đến sức khỏe là đương nhiên.
Vậy người ung thư nên làm gì khi nhà có đám tang?
+ Với những người bị bệnh ung thư, nếu khi đi dự đám tang không nên vật vã, đau buồn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu như sức khỏe tốt và tinh thần vững, không nên lo sợ việc đi lễ hiếu này mà vẫn có thể đi bình thường
+ Những người đang điều trị bệnh ung thư cần đi khám lại suốt đời đến khi qua đời vì giai đoạn tái phát ít hay nhiều.
+ Trường hợp khi phát hiện sớm di căn ít nhưng không ai biết chắc nó sẽ không tái phát nên không được bỏ qua việc đi khám.
+ Trong điều trị ung thư, cho dù khối u đó đã cắt, vét hạch, xạ trị và thậm chí diệt được tế bào, thế nhưng không ai dám chắc diệt được tế bào cuối cùng bởi biết đâu khi mổ đã có tế bào bắn ra chỗ khác mà bác sĩ không biết.
Nguồn: Tổng hợp