Rau ngót cực bổ dưỡng nhưng ”đại kỵ” với những người này
Sơ lược về rau ngót
Rau ngót còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như rau tuốt, rau bù ngót, rau bồ ngót,… Rau thường được dùng để nấu canh với hương vị thơm ngon, thanh mát, đặc biệt là chứa nhiều đạm, vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Theo đó, trong 100g rau ngót có chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng sau:
- 5,3g đạm.
- 3,4g tinh bột.
- 169mg canxi.
- 2,7mg sắt.
- 64,5mg phốt pho.
- 6mcg carotin.
- 185mg vitamin C.
- 2,2g vitamin PP.
- 100mcg vitamin B1.
- 400mcg vitamin B2
Trong sách “Thuốc ở quanh ta” cho biết, trong trong lá rau ngót có hàm lượng vitamin C rất cao (185mg%). Người cần nhiều vitamin C trong chế độ dinh dưỡng, có thể hàng ngày ăn một lượng vừa phải lá rau ngót luộc tái, uống cả nước luộc là cách bổ sung vitamin C rất tốt và cũng rất rẻ.
Lá và rễ rau ngót tác dụng làm mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Thường dùng chữa ban sởi, ho, sốt cao, bí tiểu, tưa lưỡi.
Phụ nữ mới sinh con nên ăn nhiều rau ngót, vì nó có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết.
Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên, hái lá tươi về dùng ngay.
Rau ngót là một trong những loại rau giàu vitamin C và rất bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này.
Rau ngót là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Rau ngót bổ dưỡng và rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn rau ngót.
Những người không nên ăn rau ngót
Rau ngót tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn. Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Đoàn Hồng – Chuyên khoa Dinh dưỡng khuyên những nhóm người dưới đây không nên ăn rau ngót:
Phụ nữ đang mang thai
Trong rau ngót chứa lượng lớn chất papaverin tác dụng hỗ trợ giảm đau, hạ huyết áp, co giãn cơ trơn của mạch máu. Khi ăn nhiều rau ngót, chất papaverin trong rau có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sảy thai.
Đặc biệt trong rau ngót sống, độc tính của rau còn mạnh mẽ hơn. Do đó các bà mẹ mang bầu tuyệt đối không được uống nước rau ngót sống.
Người kém ăn, mất ngủ, người cao tuổi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rau ngót tác dụng phụ là gây khó thở, giảm ăn uống và khó ngủ ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và thể chất yếu.
Những tác dụng phụ có thể giảm thiểu bằng quá trình nấu nướng, do đó những đối tượng có tiền sử chán ăn, mất ngủ hay người lớn tuổi nên tránh uống nước rau ngót sống, nếu ăn rau ngót đã nấu chín cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ.
Người còi xương, loãng xương, thiếu canxi
Dù rau ngót chứa nhiều canxi nhưng sự có mặt của glucocorticoid trong rau ngót lại làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Vì vậy những đối tượng bị còi xương, loãng xương hay đang thiếu canxi thì không nên ăn nhiều rau ngót.
Trên đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên ăn rau ngót. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa rau ngót nhé.