Thời tiết thay đổi có rất nhiều người có nguy cơ bị đột quỵ vậy cách sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ như thế nào? để hạn chế tai biến cùn tìm hiểu bài viết dưới đây.
Người bị đột quỵ nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể giảm biến chứng nghiêm trọng về não và hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều người còn chưa biết sơ cứu khi gặp người bị đột quỵ. Vậy sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ như thế nào?
1. Sự nguy hiểm của đột quỵ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc do xuất huyết não và mức độ ảnh hưởng lớn nhất của cơn đột quỵ là khiến người bệnh tử vong. Nhiều trường hợp đột quỵ được cứu sống thường phải đối mặt với những di chứng nặng nề. Tuy nhiên ở mỗi trường hợp bệnh nhân, mức độ tổn thương của hệ thần kinh sẽ khác nhau và phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, phương pháp điều trị. Nếu phát hiện muộn, thời gian cấp cứu càng lâu thì di chứng bệnh càng nghiêm trọng, nhiều bệnh nhân không thể phục hồi và phải chịu tổn thương vĩnh viễn.Đột quỵ cần được cấp cứu sớm để giảm nguy cơ di chứng
Một số di chứng mà người bệnh có thể gặp phải sau khi xảy ra đột quỵ như tình trạng méo miệng, liệt nửa người, bệnh sa sút trí tuệ, sống thực vật, thị giác kém, nói ngọng, khó khăn trong giao tiếp, vận động kém, những ảnh hưởng đến tâm lý (gây bệnh trầm cảm hay rối loạn cảm xúc).
Người bệnh cần đến sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè trong những hoạt động thường ngày, suy giảm hoặc mất khả năng lao động và trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
2. Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ để sơ cứu kịp thời
Những trường hợp bị đột quỵ có thể xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng ngay từ đầu hoặc xuất hiện triệu chứng đột ngột và sau đó tiến triển nặng dần lên. Nếu người bệnh xuất hiện những biểu hiện sau, cần nhanh chóng sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ:
– Liệt nửa người.
– Nuốt khó, khó nói.
– Méo miệng.
– Rối loạn thăng bằng.
– Chóng mặt và đau đầu dữ dội.
– Người bệnh bị khó khăn khi làm những việc đơn giản như mặc quần áo, chải tóc,…
– Hay quên, khó định hướng không gian,…
Người già có nguy cơ cao bị đột quỵ
Có thể nói rằng, những biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng và không phải tất cả các trường hợp bị đột quỵ đều xuất hiện những triệu chứng này. Nếu khó nhận biết, bạn có thể áp dụng nhận biết triệu chứng đột quỵ theo quy tắc FAST:
F (Face: Khuôn mặt): Quan sát xem người bệnh có bị sụp mí một bên mặt hay không?
– A (Arm: Tay): Kiểm tra xem bệnh nhân có thể giơ cả 2 cánh tay lên không?
– S (Speak: Nói chuyện): Lắng nghe xem người bệnh có bị nói ngọng hoặc rối loạn ngôn ngữ hay không?
– T (Time: thời gian): Nếu nhận thấy người bệnh xuất hiện 1 triệu chứng hoặc cả 3 triệu chứng nêu trên cùng một lúc thì hãy gọi ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ. Cấp cứu càng chậm trễ, biến chứng càng nặng nề.
Đối với những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường chỉ trong vài phút hoặc vài giờ thì bệnh nhân vẫn cần được chăm sóc y tế vì đó có thể là dấu hiệu của những cơn đột quỵ nhỏ và cũng có thể cảnh báo có một cơn đột quỵ nghiêm trọng sắp xảy ra.
3. Sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ
3 đến 4,5 giờ đầu sau kể từ khi xuất hiện những triệu chứng bệnh được gọi là thời gian vàng để cấp cứu cho người đột quỵ. Nếu được cấp cứu kịp thời, những bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não thì cơ hội được cứu sống và giảm thiệt hại di chứng khá cao. Sau thời gian này, những tế bào thần kinh chết đi sẽ nhiều lên đáng kể, ở vùng não bị tai biến và mô não cận kề sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và rất khó phục hồi.
Gọi cấp cứu khi phát hiện có người bị đột quỵ
Dưới đây là một số lưu ý về cách sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ:
– Bước 1: Gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp
Trường hợp bản thân bạn xuất hiện những triệu chứng đột quỵ thì hãy gọi người xung quanh để được trợ giúp. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ của mọi người, hãy cố gắng giữ bình tĩnh.
Nếu bạn là người phát hiện và sơ cứu cho người đột quỵ, việc đầu tiên bạn cần làm là để người bệnh ở một vị trí an toàn. Để người bệnh ở không gian thoáng, nới rộng quần áo cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ, lưu ý để trẻ nằm nghiêng và hơi nâng đầu của trẻ lên cao để phòng nguy cơ trẻ bị nôn.
– Bước 2: Sơ cứu đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu
Hãy kiểm tra xem người bệnh có còn thở không.
+ Trường hợp bệnh nhân không có nhịp thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo.
+ Người người bệnh khó thở thì cần nới rộng quần áo, bỏ những sự kiện trên người bệnh nhân chẳng hạn như khăn quàng cổ, cà vạt hay thắt lưng,… để thông thoáng đường thở người bệnh.
+ Trường hợp có biểu hiện ngừng tim, bạn nên thực hiện ép tim cho người bệnh. Lấy khăn tay để quấn vào tay trỏ và lấy đờm dãi trong miệng của bệnh nhân.
+ Nếu người bệnh có răng giả thì cần tháo răng giả cho bệnh nhân để tránh tình trạng bị hóc, sặc. Lưu ý không đưa bất cứ vật gì vào trong miệng của người bệnh.
+ Trấn an người bệnh để họ đỡ mất bình tĩnh.
+ Giữ ấm cơ thể cho người bệnh.
+ Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng yếu tay chân cần nhờ mọi người xung quanh để di chuyển người bệnh.
+ Thường xuyên quan sát người bệnh để sớm nhận biết những biểu hiện bất thường.
Người bị đột quỵ có thể đối mặt với di chứng suốt đời
– Bước 3: Cung cấp thông tin về tình trạng của người bệnh
Người sơ cứu cần ghi nhớ những biểu hiện của bệnh nhân để cung cấp lại cho nhân viên y tế. Đây chính là những dữ liệu rất quan trọng để các bác sĩ có hướng xử trí đúng cách.
– Lưu ý cần tránh khi sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ:
+ Không để bệnh nhân nằm ngửa mà hãy để người bệnh nằm nghiêng để hạn chế tình trạng nôn. Khi người bệnh bị nôn và nằm nghiêng, chất nôn có thể chảy ra ngoài và không gây ảnh hưởng đến đường thở của người bệnh. Bên cạnh đó, việc hạn chế cho bệnh nhân nằm ngửa là để tránh tình trạng lưỡi bị tụt xuống họng, dẫn đến bít tắc đường thở.
+ Không dùng kim chích vào các đầu ngón tay của bệnh nhân.
+ Không cạo gió cho bệnh nhân hoặc tự ý cho người bệnh dùng thuốc.
Trên đây là những hướng dẫn về cách sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ.