Tác dụng của quả sung đối với sức khỏe như thế nào?
Theo nhiều tài liệu lịch sử để lại, cây sung xuất hiện từ rất sớm và có những đặc điểm nổi bật. Quả sung được người Hy Lạp đặc biệt coi trọng đến mức có những chính sách cấm xuất khẩu loại quả này. Theo thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra được nhiều dưỡng chất đặc biệt có trong loại quả này. Vậy tác dụng của quả sung là gì và ăn như thế nào cho đúng?
1. Đặc điểm của quả sung
Sung là một loại cây thuộc họ dâu tằm. Quả sung có hình giống như các giọt nước với kích thước lớn bằng ngón tay. Thịt của quả sung màu hồng, khi ăn có vị ngọt nhẹ, mềm và dai. Hạt của quả sung có thể ăn được và hơi giòn.
Quả sung có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Quả sung tươi thường rất mỏng và dễ bị hỏng. Chính vì vậy, để bảo quản sung được lâu hơn, người ta thường mang quả sung đi phơi khô hoàn toàn. Nhờ đó, chúng ta có được một loại quả sấy khô ngọt, giòn và khá bổ dưỡng, có thể dùng quanh năm.
Quả sung có rất nhiều loại với sự khác biệt về đặc điểm, cấu trúc và màu sắc. Điểm độc đáo của loại quả này chính là một lỗ nhỏ có hình dáng giống với nụ cười, thường được gọi là ostiole ở đầu quả giúp cho quả phát triển. Trước khi có sự xuất hiện của đường tinh luyện, người ta thường sử dụng sung để làm chất tạo ngọt tự nhiên.
Trong quả và lá của cây sung có nhiều loại dưỡng chất có lợi. Một trong số đó có thể kể đến như: kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn, làm giảm nguy cơ bị mắc các bệnh lý về tim và kiểm soát được lượng đường huyết.
2. Tác dụng của quả sung như thế nào?
Dưới đây là những tác dụng của quả sung đã được chứng minh đối với sức khỏe của chúng ta:
2.1. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Từ xa xưa, quả sung đã được dùng như một vị thuốc điều trị thay thế cho những vấn đề liên quan đến tiêu hóa, nổi bật phải kể đến chứng táo bón. Trong quả sung có khá nhiều chất xơ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hàm lượng chất xơ này sẽ làm mềm và bổ sung thêm một lượng lớn vào trong phân, làm giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
Hệ tiêu hóa được kích thích khỏe mạnh khi ăn quả sung
Các chất xơ cũng đóng vai trò như một loại tiền sinh học hoặc cũng có thể là thức ăn cho các vi khuẩn lành mạnh bên trong đường ruột. Một nghiên cứu đã được thực hiện với 150 người bị tình trạng ruột kích thích đi kèm táo bón đã cho thấy, khi họ ăn khoảng 45g sung khô mỗi ngày thì các triệu chứng như đau, đầy hơi và cả táo bón giảm đi đáng kể.
Một nghiên cứu khác được thực hiện với 80 người cũng đã cho thấy, việc bổ sung thêm 300g bột sung mỗi ngày đều đặn trong 8 tuần sẽ làm cho tình trạng táo bón giảm đi đáng kể so với nhóm đối chứng.
2.2. Hỗ trợ sức khỏe mạch máu và tim
Tác dụng của sung còn là giúp huyết áp và mỡ máu được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, sức khỏe của các mạch máu cũng được ghi nhận ở mức tốt hơn, đồng thời làm giảm tỷ lệ bị mắc phải các bệnh về tim mạch chuyển hóa.
Sau khi thực hiện một nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, chiết xuất từ quả sung có thể làm giảm huyết áp ở trên những con chuột với chỉ số huyết áp từ bình thường cho đến cao. Những nghiên cứu trên động vật cũng đã cho thấy cholesterol toàn phần được cải thiện đáng kể. Các cholesterol HDL và chất béo trung tính cũng ở trạng thái tốt hơn khi được bổ sung thếm chiết xuất lá của cây sung.
Thế nhưng, một nghiên cứu thực hiện với 83 người trong khoảng 5 tuần có hàm lượng cholesterol LDL (xấu) cao thì việc bổ sung thêm 120g sung khô vào chế độ ăn hàng ngày đã ghi nhận kết quả như sau: Hàm lượng mỡ máu không có sự thay đổi so với nhóm thực hiện đối chứng.
Sức khỏe tim mạch cũng được hỗ trợ tốt hơn khi dùng quả sung
Cho đến nay, chúng ta vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để có thể phân tích và hiểu rõ được mối quan hệ của quả sung đối với sức khỏe của tim mạch.
2.3. Cải thiện sức khỏe làn da
Trong quả sung có rất nhiều dưỡng chất có lợi đối với làn da, nhất là những người có tình trạng viêm da dị ứng, da khô,… Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu với 45 trẻ em bị viêm da và cho thấy kết quả khá tốt. Họ đã sử dụng kem có chiết xuất từ quả sung khô hai lần/ngày trong 2 tuần liên tục. Các triệu chứng của bệnh viêm da cũng được cải thiện hơn rất nhiều so với các phương pháp điều trị khác.
Bên cạnh đó, chiết xuất từ các loại trái cây (có cả quả sung) cũng đã cho thấy được chúng có khả năng chống oxy hóa đối với các tế bào da. Không những thế, chúng còn làm giảm sự phân hủy các collagen và làm chậm lại sự xuất hiện của các nếp nhăn.
Vậy nên, vẫn rất khó để có thể xác định được các tác động tích cực đối với làn da là do chiết xuất của quả sung hay là các loại quả khác. Các nhà nghiên cứu vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác để làm sáng rõ tác dụng của quả sung đối với làn da.
Tác dụng của quả sung đối với làn da vẫn đang được nghiên cứu
Trong một nghiên cứu được đăng ở trên tờ Tạp chí Da liễu Quốc tế cho thấy, 25 người bị mụn cóc thông thường đã bôi mủ sung ở một bên và một bên dùng phương pháp áp lạnh từ quả sung. Kết quả cho thấy, 44% số người tham gia bôi mủ sung đã giải quyết được mụn cóc hoàn toàn. Bên cạnh đó thì phương pháp áp lạnh lại cho kết quả đáng kinh ngạc hơn với 56% còn lại.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu được lý do vì sao quả sung có thể giải quyết được vấn đề mụn cóc. Mủ của cây sung có thể mang đến những giải pháp điều trị khá an toàn và cũng rất dễ sử dụng mà lại có ít tác dụng phụ.
Bên cạnh những lợi ích nổi bật kể trên thì các nhà khoa học cũng cho thấy quả sung còn có khả năng làm giảm lượng đường huyết, cải thiện sức khỏe của tóc và có thể hạ cơn sốt. Tuy nhiên, các công dụng này vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng thực được khả năng của chúng đối với sức khỏe.
3. Đưa sung vào thực đơn theo nhiều cách khác nhau
Tùy vào nhu cầu và sở thích cá nhân của mình để bạn lựa chọn được một loại sung thích hợp nhất:
Quả sung có thể được thêm vào chế độ ăn hàng ngày
Trong quả sung được sấy khô có hàm lượng calo cao, đường ngọt tự nhiên, các chất xơ, các vitamin và nhiều khoáng chất hơn so với trái sung tươi. Chúng có thể giúp bạn điều trị chứng táo bón hiệu quả nhất.
Trong sung tươi có nhiều vitamin C và A cùng beta-carotene. Sung tươi có lượng calo khá thấp và được xem như một món ăn nhẹ vô cùng tuyệt vời. Bạn có thể thêm sung tươi vào trong các món salad hoặc những món tráng miệng hàng ngày.
Lá sung: Ở nước ta, đa số mọi người đều sử dụng lá sung để ăn chung cùng với các món nem chua nhằm làm tăng hương vị thơm ngon của món ăn. Trong khi đó, ở các nước khác, lá sung lại được sử dụng để cuốn thịt.
Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của quả sung với nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, trong sung khô có một lượng đường tương đối cao và bạn không nên ăn quá nhiều.
Sau những thông tin được chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn đã biết được những lợi ích bất ngờ mà loại quả này mang lại cho sức khỏe. Tác dụng của quả sung đối với sức khỏe đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu thực tế. Hy vọng, những nội dung trên sẽ có ích đối với bạn.