Sữa chua được xếp vào nhóm đồ ăn vặt nhưng mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe, nhất là những lợi ích đối với sức khỏe đường tiêu hóa. Ăn sữa chua giúp tiêu hóa nhanh và giúp giảm đầy bụng hiệu quả. Tuy nhiên, ăn sữa chua sai cách cũng có thể khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa càng thêm nghiêm trọng. Dưới đây là thông tin về thành phần dưỡng chất có trong sữa chua tiêu hóa và những lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này.
1. Sữa chua có chứa những gì?
Sữa chua là món ăn quen thuộc với tất cả chúng ta, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Trong 100g sữa chua tiêu hóa có chứa khoảng 100 calo, 15g chất bột, 2.6g lipid và 5.3g protein.
Sữa chua rất dễ ăn và tốt cho tiêu hóa
Protein trong sữa chua sẽ được chuyển hóa thành các axit amin và khiến cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, đường bột trong sữa chua có thể chuyển hóa thành đường lactose mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Đặc biệt, một lượng lớn lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua cũng rất tốt cho đường ruột.
Ngoài ra, món ăn vặt hấp dẫn này còn có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như DHA, vitamin D, canxi và natri,… Do đó, việc bổ sung sữa chua trong chế độ ăn có thể giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
2. Bị rối loạn tiêu hóa có ăn sữa chua được không?
Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần phải chú ý đặc biệt đến chế độ ăn, những thực phẩm nên ăn và những thực phẩm không nên ăn. Trong đó, rất nhiều người bệnh quan tâm đến vấn đề “bị rối loạn tiêu hóa có ăn sữa chua được không”.
Sữa chua được xếp vào danh sách những loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Loại thực phẩm này, có chứa men vi sinh và rất nhiều lợi khuẩn kích thích hoạt động hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Sữa chua cũng rất phù hợp với người bị rối loạn tiêu hóa
Do vậy, khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn hoàn toàn có thể bổ sung sữa chua vào thực đơn mỗi ngày. Những thành phần có trong sữa chua sẽ giúp người bị rối loạn tiêu hóa tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, giúp người bệnh có cảm giác ngon miệng hơn, kích thích thèm ăn,… Bên cạnh đó, sữa chua còn có thể giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Sữa chua có chứa nhiều chất xơ và còn có thể giúp người bệnh khắc phục tình trạng táo bón. Những chất xơ này góp phần vào sự phát triển của lợi khuẩn và làm tăng nhu động ruột từ đó, giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, khi ăn sữa chua, một lớp nhầy sẽ được tạo ra và phủ lên trên bề mặt ruột non. Do đó, ruột non sẽ được bảo vệ, tránh nguy cơ gây ra các loại bệnh và bảo vệ sức khỏe. Hơn nữa, đây cũng là sản phẩm giúp bạn có làn da khỏe, trắng sáng và mịn màng hơn.
3. Hướng dẫn ăn sữa chua đúng cách
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn ăn không đúng cách có thể gây ra một số rủi ro không đáng có. Do đó, khi ăn sữa chua tiêu hóa, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Không nên ăn quá nhiều sữa chua
– Chỉ nên ăn tối đa 2 hộp sữa chua mỗi ngày.
– Nên ăn sau khi kết thúc bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng.
– Khi bụng đói, bạn không nên ăn sữa chua. Lý do là vì lúc này độ chua của dịch dạ dày sẽ rất cao và có thể tiêu diệt những lợi khuẩn có trong sữa chua. Để hạn chế nguy cơ này, bạn có thể ăn nhẹ một chút bánh quy hoặc một số loại trái cây trước khi bổ sung sữa chua.
– Không nên ăn sữa chua và uống thuốc cùng một thời điểm vì những thành phần trong thuốc có thể tiêu diệt sữa chua và khiến cho loại thực phẩm này không thể mang lại những lợi ích sức khỏe như mong đợi. Do đó, bạn nên ăn sữa chua sau uống thuốc khoảng 2 đến 3 tiếng.
Nếu đang uống thuốc thì không nên ăn sữa chua
– Nếu bạn đang bị viêm họng, bạn không nên ăn sữa chua khi vừa lấy ra từ tủ lạnh mà nên để sữa chua khoảng 10 phút ở bên ngoài rồi mới ăn. Lưu ý, không nên đun nóng sữa chua vì cách làm này có thể tiêu diệt những lợi khuẩn trong món ăn này.
– Nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì thì chỉ nên ăn sữa chua không đường.
– Sau khi ăn sữa chua, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng hay đánh răng để tránh xảy ra tình trạng vi khuẩn từ sữa chua còn trong miệng và làm hỏng men răng.
– Người bị bệnh viêm loét dạ dày cũng nên hạn chế ăn sữa chua: Những bệnh nhân này thường phải dùng thuốc kháng axit, làm cho vi khuẩn sinh hơi dồn lên và khiến bụng rất ấm ách, khó chịu. Ăn sữa chua có thể giúp khí được đẩy xuống và phục hồi tính axit, từ đó người bệnh có thể giảm cảm giác đầy bụng, khó chịu.
– Đối với những trẻ biếng ăn hoặc bị tiêu chảy: Mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua để lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hơn nữa, chất kháng sinh lactocidine trong sữa chua cũng có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Sữa chua cũng là loại thực phẩm dễ tiêu hóa và rất tốt đối với những trẻ biếng ăn.
– Những trường hợp lạm dụng kháng sinh có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và khiến cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn. Do đó, cần bổ sung sữa chua để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ nên bổ sung sữa chua sau khi dùng kháng sinh. Không nên bổ sung khi đang dùng kháng sinh vì kháng sinh dễ và men vi sinh sẽ làm mất tác dụng của nhau, cụ thể là men vi sinh trong sữa chua cung cấp lợi khuẩn đường ruột, còn kháng sinh lại đang tìm cách diệt vi khuẩn đường ruột.
– Ngoài việc bổ sung sữa chua và ăn sữa chua đúng cách, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học như ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện, ưu tiên ăn các loại rau củ quả, hạn chế đồ xào, rán,… để tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.