Ở nhiều vùng quê cây hoa xuyến chi mọc um tùm. Loại cây này không chỉ được dùng làm món ăn mà có thể trở thành vị thuốc.
Cây xuyến chi có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Theo TS.BS Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, cây xuyến chi rất quen thuộc nhưng sử dụng nó làm món rau ăn thì không phải ai cũng biết. Từ 50 năm trước, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã thúc đẩy trồng cây xuyến chi ở châu Phi vì dễ canh tác và có thể sử dụng làm rau ăn.
Trong Đông y, xuyến chi được coi là bài thuốc, có vị đắng và tính bình (mát), hơi cay nhẹ, có công dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, trị côn trùng cắn, trị viêm sưng họng, tiêu chảy. Toàn bộ cây xuyến chi đều có thể dùng từ rễ, thân, hoa. Bên cạnh đó, chiết xuất từ cây xuyến chi chứa các hợp chất có công dụng kháng khuẩn, đặc biệt với một số vi khuẩn kháng thuốc…
Cây xuyến chi mọc nhiều ở Việt Nam. Ảnh minh họa.
Cây hoa xuyến chi có thể làm đẹp
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, cây xuyến chi còn có tác dụng dưỡng da do chứa thành phần axit phytanic, có tác động tương tự như retinoids trên da. Retinoid có nguồn gốc từ vitamin A có tác dụng làm tăng sinh collagen, chống lão hóa, giúp da khỏe khoắn.
Sử dụng cây xuyến chi có lợi cho tiêu hóa
Ban có biết lá cây xuyến chi được dùng dưới dạng nước sắc có tác dụng chữa đau tai; nhựa cây được đưa vào tai để điều trị bệnh viêm tai. Đặc biệt, với dạng trà thảo mộc, cây xuyến chi giống như một loại nước giải khát thông thường có tác dụng điều trị đầy hơi và tẩy giun.
Một số bài thuốc dân gian từ cây hoa xuyến chi
1. Bệnh đường ruột: Chặt cả cây thành đoạn ngắn rồi phơi khô. Dùng đun nước uống thay trà.
2. Khi bị đau lưng do làm quá sức: Dùng 150g xuyến chi, 250g đại táo, cho thêm đường đỏ và chút rượu trắng, đun lửa nhỏ cho táo nhừ, chắt lấy nước uống 4-5 lần trong ngày. Liệu trình 10 ngày.
3. Trị mẩn ngứa do dị ứng thời tiết: Cho 200g xuyên chi cùng với 4-5 lít để tắm, dùng bã trà xát lên người để hiệu quả hơn. Sau 1-2 lần tắm sẽ có kết quả.
4. Giảm đau nhức răng: Bạn nên giã nhuyễn lá và hoa xuyến chi rửa sạch cùng chút muối hột, vo thành viên nhỏ rồi đặt vào chỗ đau. Hoặc cũng có thể ngâm qua đêm 15g hoa xuyến chi với 200ml rượu, ngậm 2 lần trong ngày.
5. Trị chứng đau nửa đầu: Lấy 30g xuyến chi, 20g trân châu mẫu, và 3 quả đại táo. Sắc lấy nước uống ngày lần.
Một số mẹo hay dùng cây xuyến chi trên thế giới
Nam Phi: Đối với người Zulu ở Nam Phi sử dụng hỗn dịch bột lá làm thuốc xổ để chữa đầy bụng.
Các chất phân lập từ lá được sử dụng trong điều trị tưa miệng và nấm candida.
Ngoài ra, nó được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp, đau mắt, đau bụng, loét, sưng hạch, đau tim, các vấn đề về thận, đau răng, sốt rét và kiết lỵ.
Người dân nơi đây sắc của lá dùng với liều lượng lớn đã được báo cáo là hữu ích trong điều trị viêm khớp
Úc và Hawaii: Ngọn chồi non được dùng để pha trà và nước ép từ lá được dùng để chữa vết thương và vết loét.
Châu Phi: Ở châu Phi, cây xuyến chi được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai, nôn nao, tiêu chảy, các vấn đề về thận, vàng da, bỏng và viêm khớp.
Mexico: cây xuyến chi được dùng để điều trị rối loạn dạ dày, bệnh trĩ và bệnh tiểu đường và nó cũng có đặc tính kháng khuẩn.
Uganda: Người ta dùng nhựa từ lá nghiền được sử dụng để tăng tốc độ đông máu trong vết thương mới.
Khu vực Đông Dương: Nụ hoa xuyến chi phơi khô rồi xay nhuyễn trộn với rượu, dùng làm nước súc miệng khi đau răng.
Những lưu ý “vàng” khi dùng cây hoa xuyến chi
Ai không nên dùng: Cũng giống như các loại thảo mộc khác, những trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng cây hoa xuyến chi.
Chú ý từ đặc tính của cây kẻo gây hại sức khỏe: Các chất được phân lập từ lá cây rất có hại cho da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dù rất nhỏ.
Lưu ý: Do đặc tính hút độc nên cây hoa xuyến chi thường mọc ở những nơi nhiều khói bụi như nhà máy, khu công nghiệp… nên trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ đông y để tránh đưa thêm chất độc vào cơ thể.